Nếu nắm rõ được các nguyên tắc sau đây, bạn có thể lái xe vào nơi có đường giao nhau vừa đảm bảo an toàn, lại vừa không lo phạm luật.
Khi tham gia giao thông chúng ta luôn gặp các tình huống từ đơn giản đến phức tạp. Có kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp cho chúng ta hạn chế các vấn đề đáng tiếc xảy ra. Do vậy, người tham gia giao thông cần nắm vững Luật, quan sát kỹ đặc điểm của đường xá, phương tiện tham gia giao thông, biển báo đường giao nhau… để từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. Một số nguyên tắc xử lý tình huống khi tham gia giao thông mà người điều khiển xe ô tô qua đường giao nhau cần phải chú ý như sau:
Xem thêm:
- Bán xe Camry cũ
- Giá xe Crv cũ
- Corolla Altis cũ
Các loại phương tiện có đường riêng
Khi tham gia giao thông, người lái cần phải chú ý các loại phương tiện đặc thù được bố trí đường đi riêng như tàu hoả, xe buýt,… Khi đường riêng của các loại phương tiện này và đường bộ giao nhau thì chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc quyền ưu tiên cho các phương tiên đó chạy trên đường riêng trước. Ví dụ: Khi tới đoạn đường giao nhau với đường riêng của tàu hoả, chúng ta phải nhường đường nơi giao nhau với tàu hoả. Nếu không nhường đường thì bạn sẽ vi phạm quy định của Luật, đặc biệt còn có thể gây nguy hiểm cho mình và các phương tiện khác.
Ô tô phải ưu tiên cho tàu hoả chạy trên đường riêng
Khi tham gia giao thông chúng ta cũng cần phải nắm vững quy định về các loại xe cơ giới được ưu tiên theo Luật giao thông đường bộ. Cụ thể:
Tại nơi có đường bộ giao nhau cùng mức, các loại xe được ưu tiên đi trước không kể đi hướng nào và phải theo thứ tự ưu tiên:
- Thứ nhất, xe ô tô làm nhiệm vụ chữa cháy được quyền đi trước các phương tiện khác khi đi qua đường bộ giao nhau cùng mức.
Xe ô tô làm nhiệm vụ chữa cháy được quyền đi trước các phương tiện khác
- Thứ hai, xe ô tô đang làm nhiệm vụ cứu thương có quyền đi trước. Các loại xe khác mặc dù đang đi trên đường ưu tiên của mình nhưng cũng phải nhường đường.
Xe ô tô đang làm nhiệm vụ cứu thương có quyền đi trước
- Xe ô tô của Công an cũng là loại xe có quyền ưu tiên nên được đi trước theo quy định của Luật, và các loại xe khác phải nhường đường.
Nhường cho xe chạy trên đường ưu tiên
Tại nơi đường được ưu tiên giao nhau với đường không được ưu tiên hay là giữa đường chính giao nhau với đường phụ, khi đó ta phải tuân thủ nguyên tắc nhường đường cho xe đang chạy trên đường được ưu tiên và xe đang chạy trên đường chính không kể xe đó đi từ hướng nào tới. Nếu chúng ta không tuân thủ nguyên tắc này thì chúng ta đã mắc lỗi vượt xe đường giao nhau.
Các loại xe khi đi trên đường bộ giao nhau đều bình đẳng
Nơi có biển báo đường giao nhau, các loại xe thô sơ và xe cơ giới giống nhau về quyền bình đẳng. Điều đó có nghĩa là xe nào đến trước thì sẽ được đi trước.
Xem thêm:
- Máy hút bụi ô tô cầm tay vacuum cleaner poptable
- Các loại đèn pha ô tô
- Cách tẩy cặn canxi trên kính
Quyền đi bên phải
Tại nơi có đường bộ giao nhau cùng mức, xe nào rẽ phải mà khi đó không bị vướng thì sẽ được đi trước, xe rẽ trái phải đi sau. Khi các xe đến đường giao nhau đồng cấp, cùng một lúc thì xe nào rẽ phải và bên phải không vướng sẽ được đi trước.
Tại nơi đường giao nhau xe nào rẽ phải sẽ được đi trước
Điều đó có nghĩa là nếu xe của bạn đi cùng một phương tiện khác khi tới đoạn đường giao nhau, xe của bạn rẽ phải còn xe kia rẽ trái, thì xe của bạn sẽ được đi trước nếu phía bên phải không có chướng ngại vật nào. Xe rẽ trái phải đi sau xe bạn. Nếu hai xe đi ngược chiều nhau, thì xe rẽ trái cũng phải nhường đường nơi giao nhau cho xe đi ngược chiều nếu xe ngược chiều đó rẽ phải.
Quyền của xe đi cùng đoàn hay cùng hướng
Tại phần đường giao nhau, các loại xe nếu đi cùng đoàn và cùng hướng với nhau thì khi đó nếu xe đầu đoàn đã đi trước thì các xe còn lại sẽ được ưu tiên đi theo sau để qua đường. Tức là nếu xe đầu đoàn đó rẽ phải đi trước thì các xe khác đi cùng đoàn hay rẽ cùng hướng cũng được phép bám theo.
Xe đầu đoàn đi trước và các xe còn lại được ưu tiên theo sau
Xem thêm:
- Màn hình ô tô android lắp sim 4g
- Infinity xe hơi
- Đồng hồ đo áp suất lốp xe hơi
Như vậy, với việc nắm vững các nguyên tắc an toàn khi chạy vào đường giao nhau sẽ giúp chúng ta tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ cũng như đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác khi tham gia giao thông để không xảy ra các tại nạn đáng tiếc.
Tâm Thuận