Những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng xe Toyota

Những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng xe Toyota

Kể cả những xe luôn được đánh giá cao về mức độ bền bỉ như xe của hãng Toyota, thì việc bảo dưỡng vẫn đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe.

Một chiếc xe Toyota nói riêng và những chiếc ô tô nói chung khi được chăm sóc định kỳ sẽ đảm bảo cho động cơ và các chi tiết máy hoạt động trong điều kiện tốt nhất, hạn chế tối đa sự ăn mòn, và các hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Việc bảo dưỡng thường xuyên cho xe cần được tiến hành định kỳ theo lịch trình cụ thể cho tất cả các chi tiết máy của xe. Lịch bảo dưỡng cho các bộ phận trên xe sẽ không đồng nhất mà phụ thuộc vào công suất hoạt động và mức độ hao mòn của nó khi xe vận hành. Lịch bảo dưỡng xe sẽ được xác định dựa trên mốc thời gian chạy xe hoặc số km mà xe di chuyển, áp dụng mốc cho điều kiện nào tới trước.

Theo như khuyến nghị của hãng Toyota dành cho các chủ xe, việc bảo dưỡng cho xe sẽ được thực hiện với 4 cấp. Bao gồm bảo dưỡng cấp nhỏ, bảo dưỡng cấp trung bình, bảo dưỡng cấp trung bình lớn và bảo dưỡng cấp lớp. Quy định cho các cấp bảo dưỡng cũng dựa trên số km đi được hoặc thời gian chạy xe.

Xem thêm:

  • Giá Fortuner cũ
  • Kia Morning at cũ
  • Innova 2019 cũ

Lịch bảo dưỡng xe Toyota

Như đã nói ở trên, việc bảo dưỡng xe ô tô Toyota sẽ được thực hiện định kỳ theo các cấp bảo dưỡng từ cấp 1 đến cấp 4. Với mỗi cấp bảo dưỡng thì mức độ phức tạp tăng dần, số lượng chi tiết cần bảo dưỡng tăng, kéo theo chi phí bảo dưỡng cũng tăng lên.

Bảo dưỡng khi chạy được 5000 km hoặc 3 tháng

Theo như lịch bảo dưỡng do hãng Toyota đưa ra, lần bảo dưỡng đầu tiên khi xe đưa vào sử dụng là tại thời điểm xe chạy được 5000 km hoặc sau 3 tháng vận hành. Công đoạn chủ yếu khi bảo dưỡng xe lần đầu tiên gồm các thao tác kiểm tra khả năng vận hành của xe, tất cả các chi tiết nội ngoại thất xe.

Các bộ phận cần kiểm tra trong lần bảo dưỡng đầu tiên này sẽ gồm: kiểm tra cần số, tay phanh, bàn đạp ga, chân phanh, hệ thống đèn xe, đèn cảnh báo, đèn hiển thị trong xe và hệ thống âm thanh trong xe, kiểm tra việc đóng mở bình xăng, cốp xe, cửa xe, kiểm tra hoạt động của các nút bấm trong xe… Thao tác kiểm tra lần đầu sẽ đảm bảo rằng tất cả các bộ phận trên xe không gặp phải lỗi trong quá trình sản xuất. Và nếu phát hiện được lỗi trong lần bảo dưỡng này, các chủ xe có thể yêu cầu hãng xe có động thái khắc phục.

Bảo dưỡng lần đầu cho xe Toyota để chắc chắn các bộ phận của xe hoạt động hiệu quả
Bảo dưỡng lần đầu cho xe Toyota để chắc chắn các bộ phận của xe hoạt động hiệu quả

Theo tư vấn của các thợ sửa xe lâu năm, thời gian bảo dưỡng lần đầu nên tiến hành khi xe đã vận hành được khoảng 1.000km. Lý do được ra là với những chiếc xe mới thì các chi tiết máy trong quá trình gia công và lắp đặt sẽ còn bám lại nhiều mạt kim loại. Những bụi mạt kim loại này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng động cơ.

Xem thêm:

  • Xe ô tô Vios cũ
  • Bán xe i10 2014 cũ

Tuy nhiên, theo quan điểm của các hãng xe, việc thay dầu quá sớm là không cần thiết vì quá trình sản xuất xe luôn tuân thủ các quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt nên việc còn sót lại các mạt kim loại trong các bộ phận máy của xe là cực kỳ hãn hữu. Chi phí dành cho lần bảo dưỡng đầu tiên của xe khá nhẹ nhàng vì cũng không quá phức tạp vì chỉ bao gồm công kiểm tra xe, hoặc cả thay dầu nếu chủ xe yêu cầu. Một số gara thậm chí còn khuyến mại cho chủ xe chi phí bảo dưỡng lần đầu.

Bảo dưỡng định kỳ cho xe Toyota sau mỗi 5.000km

Sau đợt bảo dưỡng lần đầu cứ mỗi 5000 km chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng xe định kỳ một lần. Thao tác trong những lần bảo dưỡng tiếp theo cũng là kiểm tra tổng quát tất cả các chi tiết bên trong và bên ngoài xe giống như với kiểm tra lần đầu. Việc kiểm tra định kỳ này sẽ giúp phát hiện sớm các sự cố, hoặc tình trạng hỏng hóc, và tiến hành khắc phục nếu cần thiết.

Bảo dưỡng xe Toyota sau mỗi 5.000 km
Bảo dưỡng xe Toyota sau mỗi 5.000 km

Công việc bảo dưỡng định kỳ mỗi 5.000 km không quá phức tạp nhưng lại rất cần thiết. Nhất là khi xe càng sử dụng lâu thì việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ ở cấp độ nhỏ càng trở nên quan trọng. Với lần bảo dưỡng này, cần tiến hành thay dầu máy cho xe, chọn loại dầu cho xe phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.

Bảo dưỡng xe sau mỗi 15.000 km

Cấp bảo dưỡng tiếp theo là sau khi xe chạy được 15.000km, và tiến hành định kỳ ở mỗi 15.000km tiếp theo. Thao tác chủ yếu trong lần bảo dưỡng này là thực hiện thay dầu cho động cơ và kiểm tra vận hành của xe. Việc thay dầu cho xe sẽ giúp động cơ xe được bôi trơn tốt, loại bỏ cặn kim loại và bụi bẩn trong dầu.Một lưu ý ở lần bảo dưỡng này là nên tiến hành đảo lốp lần đầu để hạn chế tình trạng các lốp xe mòn không đồng đều, giúp duy trì độ bền cho lốp. Việc đảo lốp cũng nên được thực hiện sau mỗi 15.000 km tiếp theo.

Tiến hành đảo vị trí lốp định kỳ cho xe ô tô
Tiến hành đảo vị trí lốp định kỳ cho xe ô tô

Bảo dưỡng định kỳ cho ô tô sau mỗi 30.000 km

Cấp bảo dưỡng cao hơn dành cho xe Toyota là khi xe chạy được 30.000 km. Lúc này, ngoài việc kiểm tra tình trạng hoạt động của các chi tiết nội ngoại thất, tiến hành thay dầu định kỳ và đảo lốp thì cần mở rộng phạm vi bảo dưỡng cho các bộ phận khác của xe. Theo đó, đây là thời điểm cần thiết để thay lọc gió cho động cơ, và lọc gió của điều hoà. Thay lọc gió của điều hoà sẽ đảm bảo rằng không khí được đưa vào trong xe là không khí sạch, đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng. Còn riêng đối với động cơ, việc thay thế lọc gió sẽ giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiên liệu.

Thay lọc gió cho động cơ giúp tiết kiệm nhiên liệu
Thay lọc gió cho động cơ giúp tiết kiệm nhiên liệu

Bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 40.000 km

Mỗi khi xe chạy được 40.000 km thì cần tiến hành bảo dưỡng sâu rộng trên toàn bộ chi tiết của xe ô tô. Việc bảo dưỡng sẽ thực hiện tuần tự từ bên ngoài vào bên trong xe sẽ đảm bảo các bộ phận của xe vẫn hoạt động hiệu quả. Lần kiểm tra định kỳ mỗi 40.000 km cũng đồng thời trùng với lịch kiểm tra định kỳ ở cấp độ bảo dưỡng nhỏ, nên các hạng mục cần bảo dưỡng trong lần này sẽ gần như bao quát toàn bộ xe. Quá trình bảo dưỡng sẽ đi từ các hạng mục bảo dưỡng thuộc cấp độ bảo dưỡng nhỏ sau cho đến công tác bảo dưỡng ở mức cao hơn ở từng bộ phận của xe.

Thay dầu và lọc dầu cho động cơ xe. Theo đúng như lịch trình, thì việc thay dầu cho xe cần tiến hành thường xuyên mỗi 5.000 km một lần. Mỗi lần thay dầu nên thay luôn lọc dầu cho xe. Khi vận hành trên quãng đường dài, khả năng bôi trơn của dầu trong hộp số, và của hệ thống phanh cũng bị giảm sút đáng kể và chừa nhiều bụi bẩn. Chính vì vậy, thời điểm này chủ xe nên tiến hành thay dầu cho hộp số và hệ thống phanh. Dầu thay cho hộp số nên sử dụng đúng chủng loại mà hãng Toyota quy định là dầu ATF và dầu dùng cho phanh nên dùng loại DOT3 – Blake Fluid.

Xem thêm:

  • Giá màn hình dvd ô tô
  • Loa trầm ô tô
  • Cảm biến áp suất lốp otofun
Bảo dưỡng cấp lớn cho toàn bộ xe sau mỗi 40.000 km
Bảo dưỡng cấp lớn cho toàn bộ xe sau mỗi 40.000 km

Một số công đoạn khác cũng cần tiến hành trong lần bảo dưỡng này bao gồm thay nước cho hệ thống làm mát, thay lọc gió cho động cơ nếu cảm thấy lọc gió đã bẩn, thay dầu cho hệ thống bơm trợ lực lái và thay lọc xăng. Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên chủ động yêu cầu đơn vị bảo dưỡng kiểm tra lại hệ thống lái, phanh xe, và hệ thống làm lạnh.

Tham khảo:

  • Bọc trần ô tô 5D
  • Tư vấn bọc ghế da ô tô
  • Sơn phủ gầm xe hơi

Chi phí bảo dưỡng cho xe Toyota

Khi mua xe, thì chủ xe cũng nên dự toán được mức chi phí cần thiết để “nuôi” xe. Trong đó, không thể bỏ qua chính là chi phí bảo dưỡng định kỳ cho xe. Với lần bảo dưỡng đầu tiên cho xe, đa phần các gara sẽ tiến hành bảo dưỡng và thậm chí thay dầu miễn phí. Còn những lần bảo dưỡng sau đó thì chắc chắn sẽ thuộc về chủ xe.

Mức chi phí bỏ ra cho mỗi lần bảo dưỡng sẽ khác nhau, và phụ thuộc vào cấp bảo dưỡng xe. Với cấp bảo dưỡng càng cao thì chi phí bảo dưỡng càng nhiều do mức độ bảo dưỡng chuyên sâu hơn. Bên cạnh các chi phí dành cho việc kiểm tra vào bảo dưỡng các chi tiết của xe, chi phí thay thế các bộ phận trên xe cũng sẽ chiếm một khoản kha khá. Bởi vậy, các chủ xe cũng nên tham khảo trước kinh nghiệm bảo dưỡng của những người đã sử dụng xe lâu năm để biết chi tiết nào cần và chưa cần thay thế.

Chi phí bảo dưỡng xe phụ thuộc vào cấp độ bảo dưỡng và mức độ hao mòn xe
Chi phí bảo dưỡng xe phụ thuộc vào cấp độ bảo dưỡng và mức độ hao mòn xe

Theo mức giá thị trường hiện nay, thì công bảo dưỡng xe định kỳ ở cấp nhỏ rơi vào khoảng 150.000 đồng – 200.000 đồng/xe. Và mức giá này tăng lên khoảng 700.000/đồng tới 1.200.000đồng/ xe khi bảo dưỡng cấp lớn. Trong trường hợp “độ chụm” của xe bất thường thì chi phí căn chỉnh sẽ vào khoảng 300.000 đồng – 450.000 đồng/ lần căn chỉnh.

Mức chi phí dành cho vật tư phụ thuộc vào các hạng mục cần thay thế của xe. Ở các bảo dưỡng cấp nhỏ và cấp trung bình, mức chi phí dành cho vật tư thường không cao. Nhưng với cấp bảo dưỡng lớn thì số tiền mua vật tư thay thế như dầu máy, dầu phanh, dầu hộp số, quả lọc không khí, lọc xăng, lọc gió… có thể lên tới cả chục triệu đồng.

Luôn có sự chênh lệch về mức giá dịch vụ ở các gara ô tô, và lý do được các chủ gara đưa ra là nằm ở chất lượng dịch vụ. Nhưng để đánh giá được chất lượng phục vụ thì nên có sự so sánh giữa các gara. Một số chủ xe ít kinh nghiệm khi vào các gara lạ để bảo dưỡng có thể sẽ bị “chém đẹp”. Nên trước khi đưa xe đi bảo dưỡng, chủ xe cần tham khảo về mức giá thành bảo dưỡng trung bình đối với dòng xe của mình. Các vật tư đối với từng dòng xe và đời xe cũng có sự chênh lệch, bởi vậy người sử dụng cũng nên tham khảo mức giá của các vật tư dành cho chiếc xe mình sở hữu.

Xem thêm:

  • Máy hút bụi xe hơi cầm tay
  • Đèn gầm
  • Cách tẩy kính bị ố

Trong trường hợp xe xuất hiện các hỏng hóc, thì chủ xe cũng nên lên mạng hoặc hỏi những người am hiểu về xe để biết thêm thông tin về vấn đề mà xe gặp phải. Nhờ có như vậy mà chủ xe sẽ không bị các gara qua mặt, đội giá sửa chữa lên cao và đề xuất thay thế những chi tiết không cần thiết.

Quốc Hà

0dc38cda0f2efd70a43f

Tin tức Suzuki Chính Hãng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Messenger
Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo