Xe bị khóa vô lăng là tình huống rất thường gặp. Bạn có thể xử lý nhanh chóng với cách mở khoá vô lăng ô tô sau đây.
Khóa vô lăng ô tô là tình trạng vô lăng bị khoá cứng, không thể xoay chuyển. Tình huống này rất thường gặp ở với những người lần đầu sử dụng xe, nhất là dùng các dòng xe như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Vios, Toyota Innova, Toyota Camry, Mazda 3… Nếu lần đầu gặp tình huống này, ít nhiều sẽ cảm thấy lúng túng và hoang mang. Tuy nhiên hãy yên tâm vì đây không phải là lỗi mà là một tính năng của xe.
Nguyên nhân xe ô tô bị khoá vô lăng
Nguyên nhân xe ô tô bị khoá vô lăng đa phần là do cố ý xoay vô lăng sau khi xe đã tắt máy. Thường gặp nhất là khi cố tính xoay vô lăng chỉnh lại bánh xe cho thẳng sau khi đã đỗ xe và tắt máy xe.
Xem thêm:
- Cách cầm vô lăng chuẩn nhất
- Các kỹ thuật đánh vô lăng ô tô
Tự khoá cứng vô lăng khi tắt máy xe thật ra là một tính năng chống trộm mà các hãng sản xuất trang bị cho xe ô tô. Cụ thể nếu động cơ đã tắt thì bơm trợ lực cũng không hoạt động nên vô lăn sẽ bị khóa cứng. Vô lăng bị khóa chỉ là thiết kế nhằm phòng ngừa kẻ gian, chống trộm cắp. Bạn có thể yên tâm khi vô lăng khóa sẽ không hề gây ảnh hưởng hay hư hại gì đến hệ thống lái của xe ô tô.
Cách mở khoá vô lăng ô tô
Để mở khoá vô lăng chỉ cần khởi động lại xe. Theo chia sẻ từ anh Viết Quang – chuyên gia kỹ thuật Sài Gòn Ford: “Cách xử lý khi xe bị khoá vô lăng rất đơn giản, chỉ cần đề máy lên, vô lăng sẽ được mở khóa”.
Có một trường hợp dễ bị nhầm với khóa vô lăng đó là tay lái nặng. Đây là vấn đề hay gặp phải của các dòng xe sử dụng hệ thống trợ lực điện. Nếu tắt máy, bộ phận bơm dầu chuyên hỗ trợ hệ thống lái và phanh không thể tiếp nhận được năng lượng. Do đó, tay lái sẽ trở nên nặng hơn và nhất là người có lực tay yếu thường khó đánh lái.
Vô lăng bị khóa chủ yếu chỉ là một tính năng an toàn của xe. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi lỡ rơi vào tình huống này. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm, hệ thống lái sẽ không bị ảnh hưởng như các trường hợp lỗi vô lăng bị rơ, vô lăng bị lệch, vô lăng bị nặng…
Minh Hạnh