Động cơ tăng áp hiện trở thành “model” mới trên các dòng xe phổ thông bởi những thế mạnh của mình.
Xu hướng động cơ cỡ nhỏ không chiếm nhiều diện tích nhưng đạt hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và sức mạnh đang càng ngày phát triển và ứng dụng rộng rãi. Động cơ tăng áp ra đời nguyên nhân ban đầu chủ yếu để bù công suất cho xe ô tô khi di chuyển ở khu vực không khí loãng, lượng oxi không cung cấp đủ cho quá trình đốt cháy. Động cơ tăng áp phần lớn chỉ sử dụng cho dòng xe đua, các xe sang cao cấp. Nhưng ngày nay, các dòng xe phổ thông cũng bắt đầu cập nhật xu hướng trang bị động cơ tăng áp nhằm giải quyết vấn đề khí thải và nhiên liệu một cách hiệu quả.
Trong các hãng ô tô ở Việt Nam, Honda có lẽ là nhà sản xuất tiên phong trong việc áp dụng động cơ tăng áp trên những mẫu xe phổ thông của mình. Đầu tiên là mẫu xe hạng C mang đậm phong cách thể thao – Honda Civic. Từ khi chuyển sang động cơ tăng áp 1.5L Turbo, mẫu ô tô Honda Civic cho doanh số tốt hơn hẳn. Tiếp sau đó, hãng Honda cũng trang bị động cơ tăng áp cho mẫu sedan hạng D Honda Accord và mẫu ô tô gầm cao Honda CR-V đang rất “đắt hàng” của mình.
Bên cạnh Honda, nhiều hãng xe khác cũng đang dần chuyển sang sử dụng động cơ. Hiện nay các mẫu xe của hãng Hyundai như Hyundai Tucson hay Hyundai Elantra cũng đang có phiên bản động cơ tăng áp. Trong tương lai, nhà Mazda dự kiến cũng sẽ trang bị động cơ turbo cho chiếc xe Mazda 6 sang trọng của mình.
Cấu tạo động cơ tăng áp
Động cơ tăng áp là gì?
Turbo tăng áp là một thiết bị được vận hành bởi khí thải từ động cơ nhằm làm tăng sức mạnh động cơ bằng cách bơm không khí vào các buồng đốt. Cấu tạo turbo tăng áp gồm 2 phần chính là turbin và bộ nén. Bộ nén có 2 cánh quạt gắn với hai đầu trục quay, khí xả của động cơ được dẫn tới một quạt để quay trục, quạt còn lại sẽ quay ngược chiều. Bộ nén có nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí của động cơ. Turbo tăng áp tóm lại có tác dụng gì? Turbo tăng áp góp phần tăng sức mạnh động cơ và bảo vệ môi trường.
Turbo tăng áp tăng sức mạnh động cơ và bảo vệ môi trường
So với động cơ thường, động cơ tăng áp có nhược điểm lớn là độ trễ hay còn gọi là turbo “lag” khi người lái thực hiện tăng tốc xe ô tô. Hơn nữa khi sử dụng động cơ tăng áp cần phải trang bị thêm hệ thống làm mát bởi khí thải sử dụng cho động cơ tăng áp có nhiệt lượng lớn. Với động cơ tăng áp nhiệt độ cao đòi hỏi phải có khoảng thời gian thay dầu động cơ ngắn hơn động cơ thường. Nếu xảy ra tình trạng hư hỏng cần sửa chữa thay mới động cơ tăng áp cần chi phí cao hơn động cơ thường.
Động cơ tăng áp có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ hơn so với động cơ thường. Nhờ vậy mà kích thước của khoang cabin sẽ được tăng lên. Hơn nữa kích thước nhỏ nhưng công suất của động cơ tăng áp được đánh giá có phần vượt trội hơn động cơ thường. Hiện nay động cơ tăng áp được nhiều hãng sản xuất xe cải tiến nhằm nâng cao chất lượng và giải quyết những nhược điểm nhờ những ưu điểm vượt trội đánh bật được các loại động cơ thông thường.
Kích thước nhỏ gọn giúp hãng xe tăng kích thước cabin
Vì sao động cơ tăng áp được ứng dụng rộng rãi?
Xu hướng trước đây động cơ tăng áp turbo hay siêu nạp tupercharge là những công nghệ được sử dụng để tăng lượng khí vào buồng đốt cho xe thể thao, xe sang và hầu hết là trên xe ô tô sử dụng dầu Diesel. Nhưng ngày nay xe phổ thông, xe sử dụng động cơ xăng cũng tận dụng được đặc điểm của động cơ tăng áp cho các mẫu xe của mình. Động cơ tăng áp với 5 đặc điểm: nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, công suất mạnh, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế khí thải.
Ưu điểm của động cơ tăng áp là gọn, nhẹ, công suất lớn
Turbo tăng áp trên ô tô giúp cho việc tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế lượng khí thải ra môi trường vì vậy động cơ này càng được ưu tiên hơn khi các hãng sản xuất xe ô tô hiện nay đều hướng đến công nghệ xanh – giảm thiểu gánh nặng cho môi trường. Vậy xe turbo có bền không mà lại được các hãng sản xuất đưa vào ứng dụng rộng rãi? Xe được trang bị turbo tăng áp sẽ chạy bốc hơn, độ bền phụ thuộc vào kỹ năng và chế độ bảo hành, bảo dưỡng của người sử dụng. Giá turbo tăng áp so với động cơ hút khí tự nhiên có những chênh lệch bởi các quy định về áp thuế, tiêu hao nhiên liệu, hạn chế khí thải… lợi thế đều nghiêng về động cơ turbo tăng áp hơn.
Động cơ tăng áp là một thiết bị tốt phù hợp với xu thế xe tiết kiệm nhiên liệu hiện nay. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm thì turbo tăng áp cũng có những điểm bất lợi. Vì vậy người dùng mua xe ô tô nên lựa chọn giữa xe ô tô trang bị động cơ tăng áp và động cơ thường có sử dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu nếu muốn tận hưởng cảm giác làm chủ tốc độ và tay lái. Kinh nghiệm chọn mua xe ô tô cho thấy tuy không đạt được những tiêu chuẩn như động cơ tăng áp nhưng động cơ hút khí tự nhiên có lợi thế về độ bền, chi phí sửa chữa, bảo hành…
Trung Tính