Nếu không thay dầu nhớt ô tô định kỳ sẽ có thể khiến động cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến các trục trặc, hư hỏng nặng.
Mục lục
- 1 Tác dụng của dầu nhớt ô tô
- 2 Tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ?
- 3 Thay dầu ô tô bao nhiêu km thay 1 lần?
- 4 Các dấu hiệu xe cần thay dầu gấp
- 5 Cách kiểm tra dầu nhớt xe ô tô
- 6 Thông số, chỉ số dầu nhớt ô tô
- 7 Thay dầu ô tô loại nào tốt?
- 8 Các thương hiệu dầu nhớt nổi tiếng tại Việt Nam
- 9 Giá thay dầu xe ô tô
- 10 Cách thay nhớt xe ô tô
Tác dụng của dầu nhớt ô tô
Dầu động cơ ô tô (dầu máy, chất bôi trơn động cơ) là một loại dầu nhớt có thành phần chính là dầu mỏ (dầu thô) kết hợp với nhiều chất phụ gia khác như chất chống ăn mòn (chống oxy hoá), chất làm sạch, chất phân tán, chất cải thiện chỉ số độ nhớt…
Các công dụng của dầu nhớt ô tô:
Bôi trơn, giảm ma sát cho động cơ
Cấu tạo động cơ ô tô gồm nhiều chi tiết cơ khí như piston, xy lanh, trục cam, trục khuỷu… Khi động cơ hoạt động, những chi tiết này chuyển động tạo ra lực ma sát lớn. Điều này khiến các bộ phận bị mài mòn, xuống cấp theo thời gian.
Dầu nhớt ô tô sẽ giúp tạo một màng ngăn giữa bề mặt của các chi tiết liền kề, giúp bôi trơn khi chúng chuyển động ma sát với nhau. Từ đó làm giảm thiểu sự tiếp xúc, giảm lực ma sát, giảm mài mòn.
Xem thêm:
- Bugi ô tô loại nào tốt nhất?
- Dấu hiệu bô bin đánh lửa ô tô bị trục trặc
- Các loại bơm cao áp trên ô tô
Giải nhiệt, làm mát động cơ
Khi động cơ hoạt động, các chi tiết ma sát với nhau khiến động năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đặc biệt quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí bên trong buồng đốt ở mỗi xy lanh động cơ cũng toả ra nhiệt lượng rất lớn. Điều này khiến các chi tiết bên trong động cơ dễ bị nóng lên khi làm việc.
Dầu nhớt ô tô có tác dụng giúp giải nhiệt, làm mát cho các chi tiết bên trong động cơ khi hoạt động. Từ đó giảm thiểu, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt, cháy piston…
Làm sạch động cơ
Khi hỗn hợp nhiên liệu và khí được đốt cháy sẽ sinh ra muội bám lại ở các chi tiết bên trong động cơ. Mặt khác, các chi tiết động cơ liên tục ma sát với nhau cũng tạo ra mạt kim loại. Dầu ô tô sẽ giúp làm sạch, lấy đi các bụi bẩn này. Đó là lý do bên trong thành phần dầu thường có cả chất làm sạch.
Xem thêm:
- Nguyên nhân xe khó nổ máy
- Cách xử lý ô tô chết máy không đề được
- Tại sao xe bị lỗi vòng tua máy cao?
Chống gỉ, duy trì sự bền bỉ của động cơ
Khi được bao bọc bởi một màng dầu nhớt bên ngoài, các chi tiết động cơ sẽ hạn chế tiếp xúc với không khí, tránh được tình trạng oxy hoá dẫn đến hoen gỉ. Bản thân trong thành phần dầu động cơ cũng có chất chống ăn mòn, chống oxy hoá.
Làm kín
Giữa piston và thành xy lanh động cơ dù trình độ cơ khí tốt đến thế nào thì cũng khó thể tránh khỏi những khe hở siêu nhỏ. Khi này nhớt động cơ xe sẽ đóng vai trò như một lớp trám mềm (không định hình) làm kín những khe hở này. Từ đó giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt đạt hiệu quả cao hơn, không bị thất thoát.
Tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ?
Khi động cơ vận hành sẽ sinh ra muội và mạt kim loại. Một trong các công dụng của dầu nhớt là lấy đi các muội và mạt kim loại này. Do đó dầu sẽ bị nhiễm bẩn. Dù trong hệ thống có trang bị bộ lọc dầu ô tô nhưng sau thời gian dài cũng khó thể làm sạch hết hoàn toàn.
Quan trọng hơn, khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng toả ra sẽ rất lớn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phẩm cấp dầu, lâu ngày khiến dầu dần dần bị biến chất. Các thành phần phụ gia trong dầu như chất làm sạch, chất chống oxy hóa, chất chống mài mòn, chất phân tán, chất cải thiện chỉ số độ nhớt… sẽ bị phản ứng hóa học. Từ đó làm thay đổi tính chất chung của dầu, khiến dầu không còn thực hiện tốt các công dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch, chống gỉ… của mình.
Xem thêm:
- Vệ sinh kim phun buồng đốt ô tô bao nhiêu tiền?
- Lọc xăng ô tô bao lâu phải thay?
- Dấu hiệu bơm xăng ô tô yếu
Vì thế cần thay dầu nhớt xe oto định kỳ. Nếu xe không được thay dầu định kỳ sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả như:
Động cơ bị hao mòn, hư hại: Do dầu không còn bôi trơn tốt nên các chi tiết máy phải chịu lực ma sát lớn, dẫn đến hao mòn nhanh, thậm chí có thể bị kẹt bó máy, nứt vỡ, hư hại nặng…
Động cơ bị quá nhiệt: Dầu càng bẩn thì khả năng giải nhiệt càng thấp, thậm chí dễ bị sôi. Điều này có thể khiến động cơ bị quá nhiệt, gây hại nghiêm trọng đến động cơ.
Động cơ bị bẩn, gỉ sét: Bản thân dầu đã bị bẩn nên khó thể thực hiện chức năng làm sạch cho động cơ. Vì thế càng để lâu động cơ sẽ càng bẩn, ảnh hưởng lớn đến các chi tiết máy, lâu dài có thể dẫn đến gỉ sét.
Hiệu suất động cơ giảm: Các chi tiết máy không được bôi trơn, không được làm sạch tốt sẽ khiến các khớp trục không vận hành ăn khớp, trơn tru như bình thường. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất động cơ. Xe không còn vận hành mạnh mẽ, êm ái như trước, đồng thời sẽ hao tốn nhiên liệu nhiều hơn.
Thay dầu ô tô bao nhiêu km thay 1 lần?
Để biết khi nào phải thay dầu nhớt ô tô đa phần người dùng xe sẽ dựa trên các mốc kilomet hoặc thời gian được khuyến cáo. Theo các nhà sản xuất ô tô, thời gian thay dầu xe ô tô định kỳ nên từ 3.000 – 5.000 km vận hành hoặc 3 tháng.
Riêng với các dòng xe ô tô hạng sang thời gian thay dầu có thể sẽ lâu hơn. Ví dụ nhưng xe Mercedes-Benz thay dầu sau mỗi 8.000 km vận hành. Để biết chính xác thời điểm thay dầu nên tham khảo trong sổ hướng dẫn sử dụng xe hoặc nhờ sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên viên kỹ thuật của hãng.
Xem thêm:
- Nguyên nhân đèn Check Engine sáng
- Hướng dẫn kiểm tra xe ô tô bị khói đen
- Lý do xe bị hao nhớt động cơ
Bên cạnh đó, để biết khi nào cần thay dầu ô tô cũng cần căn cứ trên nhiều yếu tố khác như:
Loại dầu nhớt động cơ sử dụng: Dầu nhớt ô tô có nhiều loại. Có loại có thể sử dụng trong 3 tháng hoặc 5.000 km. Có loại có thể sử dụng đến 6 – 12 tháng hoặc 12.000 km.
Điều kiện vận hành xe: Nếu xe thường xuyên vận hành trong các điều kiện khắc nghiệt như leo dốc cao, tải nặng, môi trường ô nhiễm, đường ngập nước, tăng giảm ga liên tục do tắc đường, di chuyển quãng đường ngắn – dừng đỗ liên tục… thì nên thay nhớt oto sớm hơn mốc số kilomet được khuyến cáo.
Tình trạng dầu nhớt thực tế: Kiểm tra tình trạng dầu nhớt thực tế là một trong các cách để biết chính xác khi nào cần thay dầu ô tô. Có thể kiểm tra bằng cách xem lượng dầu, mức hao hụt dầu, màu sắc dầu…
Các dấu hiệu xe cần thay dầu gấp
Các dấu hiệu thường thấy khi xe bị thiếu dầu hay dầu đã quá bẩn:
Động cơ có tiếng kêu: Khi dầu bị bẩn, biến chất, các chi tiết trong động cơ sẽ phải chịu sự ma sát lớn. Do đó khi động cơ vận hành thường phát ra âm thanh ồn hơn, có tiếng kêu lạch cạch. Đặc biệt khi nổ máy tiếng kêu to hơn bình thường.
Xe bị ì, tăng tốc chậm: Khi dầu nhớt ô tô bị xuống cấp, các chi tiết không được bôi trơn và làm sạch tốt. Hậu quả là piston, xy lanh, các bi và vòng bi, trục… sẽ chịu ma sát cao hơn. Vì thế xe thường có tình trạng bị ì, tăng tốc chậm, động cơ gằn, xe bị giật khi tăng tốc…
Đèn báo áp suất dầu bật sáng: Khi xe bị thiếu dầu bôi trơn đèn báo áp suất dầu bôi trơn trên taplo sẽ bật sáng để thông báo cho người lái.
Khi xe bị các dấu hiệu trên nghĩa là tình trạng thiếu dầu, dầu bẩn đã ảnh hưởng nhiều đến hệ thống động cơ xe. Do đó cần nhanh chóng kiểm tra và xử lý ngay. Tốt nhất nên thay dầu trước khi thấy các dầu hiệu trên xảy ra.
Cách kiểm tra dầu nhớt xe ô tô
Chuẩn bị:
- Khăn/vải sạch màu trắng
- Xe đậu trên mặt phẳng, đợi tầm 10 phút để dầu chảy hết trở lại vào thùng cũng như động cơ có thời gian nguội hẳn.
Cách kiểm tra dầu bôi trơn
Bước 1: Mở nắp capo, xác định vị trí bình dầu và nơi đặt que thăm dầu (nếu chưa biết có thể tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng xe).
Bước 2: Kéo que thăm dầu ra và lau sạch que bằng vải/khăn sạch.
Bước 3: Đặt que thăm dầu vào thùng dầu đảm bảo que ngập sâu hết cỡ.
Bước 4: Rút que lần nữa và đặt nằm ngang trên vải/khăn sạch màu trắng.
Cách xem que thăm nhớt
Khi xem que thăm nhớt ô tô, chủ xe cần kiểm tra 2 yếu tố:
Kiểm tra lượng dầu hiện có
Trên que thăm dầu ở đoạn cuối thường được đánh dấu 2 vạch: vạch báo đầy (F – Full) và vạch báo thấp (L – Low). Nếu thấy mức dầu nhớt ở gần vạch báo thấp thì nghĩa là xe đang bị thiếu dầu.
Để biết chính xác mức dầu nên tiến hành kiểm trả 2 – 3 lần và so sánh kết quả. Đừng quên sau mỗi lần kiểm tra dùng khăn lau sạch trước khi thực hiện lần kiểm tra mới.
Kiểm tra tình trạng của dầu
Quan sát màu sắc dầu nhớt ô tô:
- Dầu nhớt màu vàng và có độ trong: Dầu nhớt còn tốt. Bởi nhớt mới cũng có màu vàng cánh gián và độ trong cao.
- Dầu nhớt màu đen, nâu và bị đục: Dầu nhớt đã bẩn. Dầu càng sậm màu, càng đục thì chứng tỏ càng bị bẩn.
- Dầu nhớt màu cà phê sữa kèm bọt khí: Dầu nhớt bị nhiễm nước làm mát. Nguyên nhân có thể do lỗi ron nắp quy lát.
Kiểm tra độ nhớt dầu nhớt ô tô:
Cho 1 – 2 giọt dầu ra ngón tay. Dùng 2 ngón tay vê vê lại. Nếu cảm thấy dầu bị rít, không còn độ trơn, nhớt thì chứng tỏ dầu rất bẩn, độ nhớt thấp nên thay mới ngay.
Bạn có thể thực hiện tương tự cách này với dầu mới trong bình chưa sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn so sánh dễ hơn về sự khác biệt của độ nhớt ở dầu mới và dầu cũ. Từ đó có thể đánh giá chính xác độ nhớt của dầu cũ.
Sau khi kiểm tra dầu xong, bạn đặt que thăm dầu lại vị trí cũ, đóng nắp bình dầu.
Đánh giá kết quả kiểm tra dầu
Nếu thấy dầu màu tối, đục, độ nhớt thấp nghĩa là dầu đã cũ, bẩn và cần thay mới hoàn toàn.
Nếu thấy dầu màu vẫn còn sáng, độ nhớt còn tốt nhưng mức hao hụt nhiều hơn bình thường thì rất có thể xe bị hao dầu. Nếu thấy xe bị hao dầu kèm dấu hiệu dầu rò rỉ quanh thân máy hay dưới gầm xe thì đa phần do gioăng, phớt chặn dầu… bị lão hoá làm hệ thống bị hở, dầu rò rỉ ra ngoài. Nếu không thấy dấu hiệu trên thì có thể dầu bị rò rỉ lọt vào buồng đốt. Nên đưa xe đến garage để kiểm tra.
Nếu thấy dầu có màu cà phê sữa hay màu sắc lạ cũng nên đưa xe đến garage để kiểm tra vì thế hệ thống đã bị trục trặc, dầu bị nhiễm nước làm mát…
Thông số, chỉ số dầu nhớt ô tô
Khi thay dầu nhớt ô tô, điều quan trọng cần lưu ý đó chính là các thông số, chỉ số dầu nhớt ô tô. Bởi thông qua các thông số, chỉ số này bạn sẽ biết được loại dầu nhớt đó có phù hợp với xe mình không.
Các thông số nhớt xe cần chú ý khi chọn dầu nhớt cho xe:
Chỉ số cấp độ nhớt SAE
SAE là chỉ số độ đặc/loãng của dầu. Trên nhãn các bình dầu nhớt ô tô thường sẽ in chỉ số SAE như SAE 40, SAE 50, SAE 10W-30, SAE 15W-40… Các con số 30, 40, 50… chính là chỉ số độ đặc/loãng của dầu. Chỉ số càng cao thì dầu càng đặc.
Dầu chỉ số SAE thấp có tính chất loãng hơn thường sẽ mang đến cảm giác lái bốc hơn ở những dải vòng tua thấp. Do dầu loãng, độ bôi trơn giữa các chi tiết mềm hơn nên vận hành mượt hơn. Tuy nhiên dầu loãng sẽ không đem đến hiệu quả cao khi xe di chuyển liên tục với công suất cao như chạy đường cao tốc, đi đường đèo dốc hay trong thời tiết lạnh.
Dầu chỉ số SAE cao có tính chất đặc hơn tuy không bốc ở nước ga đầu nhưng lại ổn định về sau, xe chạy êm ái ở dải vòng tua cao. Dầu có độ đặc cao giúp xe vận hành tốt hơn ở các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm, xe tải nặng, leo dốc cao, tăng giảm tốc liên tục do tắc đường, di chuyển quãng đường ngắn dừng/đỗ nhiều…
Đây chính là lý do ở Việt Nam người ta thường sử dụng dầu nhớt có chỉ số SAE cao như SAE 40 hay SAE 50.
Chỉ số W – dầu đơn cấp/đa cấp
Có 2 loại dầu nhớt ô tô là dầu đơn cấp và đa cấp. Dầu đơn cấp có đặc điểm độ nhớt giảm theo nhiệt độ dầu. Nếu nhiệt độ dầu giảm (như trời lạnh) thì độ nhớt cũng giảm theo (dầu đặc hơn). Dầu đa cấp có độ nhớt ổn định hơn, độ nhớt không dễ bị biến đổi theo nhiệt độ dầu. Tuy nhiên bù lại dầu đa cấp sẽ có một mức nhiệt độ tối thiểu để xe có thể khởi động.
Mức nhiệt độ tối thiểu này biểu thị qua chỉ số W (nghĩa là Winter). Trên nhãn các bình dầu đa cấp, bạn sẽ thường thấy chỉ số như SAE kèm thêm ký hiệu W như 10W-30, SAE 15W-40… Con số đứng phía trước chữ W như 10, 15… mang ý nghĩa chỉ mức nhiệt tối thiểu để xe hoạt động. Để biết nhiệt độ tối thiểu để xe hoạt động chỉ cần lấy 30 trừ cho số này tính theo nhiệt độ âm. Ví dụ dầu có chỉ số 10W thì 30 – 10 = 20, nghĩa là nhiệt độ tối thiểu để khởi động là âm 20 độ C (-20 độ C).
Vì Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ hầu như không hạ xuống mức âm nên người dùng không cần quan tâm nhiều đến chỉ số này.
Chỉ số cấp hiệu năng API
Chỉ số cấp hiệu năng API là chỉ số biểu thị chất lượng của dầu. Chỉ số API thường có các ký hiệu như SA, SB, SC hoặc CA, CB, CC… Trong đó chữ cái đầu tiên nếu là S là dầu nhớt cho động cơ máy xăng, còn nếu C thì là dầu nhớt dành cho động cơ máy dầu.
Chữ cái tiếp theo theo thứ tự bảng chữ cái là A, B, C, D… Chữ càng về sau thì biểu thị chất lượng càng cao. Ví dụ SB chất lượng sẽ cao hơn SA, SC chất lượng sẽ cao hơn SB…
Thay dầu ô tô loại nào tốt?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dầu nhớt động cơ ô tô như:
Dầu loại thường: Chỉ số SAE và API đều đạt tiêu chuẩn nhưng ít phụ gia. Thời gian thay nhớt ngắn. Giá thành rẻ. Phù hợp với những xe sử dụng ít.
Dầu loại thường cao cấp: Chỉ số API cao. Phù hợp với xe mới mua.
Dầu tổng hợp pha trộn: Dầu có khả năng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như tải nặng, nhiệt độ động cơ cao… Phù hợp với các dòng xe SUV, xe bán tải…
Dầu tổng hợp hoàn toàn: Dầu làm việc tốt dù nhiệt độ cao hay thấp. Phù hợp với các dòng xe trang bị động cơ công nghệ cao, hiệu suất cao…
Dầu dành cho ô tô cũ: Dầu được thêm nhiều chất phụ gia giúp tăng độ linh hoạt hơn cho động cơ. Phù hợp với những xe ô tô cũ có số kilomet cao.
Tuỳ theo dòng xe, điều kiện sử dụng, số kilomet vận hành… mà chủ xe có thể chọn loại dầu nhớt phù hợp cho xe của mình
Các thương hiệu dầu nhớt nổi tiếng tại Việt Nam
Các thương hiệu dầu nhớt ô tô nổi tiếng tại Việt Nam:
Dầu nhớt ô tô Castrol
Dầu nhớt ô tô Castrol do Tập đoàn dầu khí BP của Anh và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam hợp tác liên doanh sản xuất.
Đặc điểm nổi bật:
- Phù hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam
- Nhiều loại phù hợp với nhiều dòng xe khác nhau
- Giá bán trung bình
Dầu nhớt ô tô Motul
Dầu nhớt ô tô Motul là thương hiệu của công ty Motul – công ty con của tập đoàn New Jersey’s Standard Oil của Mỹ, ra đời từ năm 1853.
Đặc điểm nổi bật:
- Khả năng chống oxy hoá, chống mài mòn, chống tạo bọt… tốt
- Khả năng tách nước tốt
- Giá bán hơi cao so với mặt bằng chung
Dầu nhớt ô tô Shell
Dầu nhớt ô tô Shell là một trong các thương hiệu dầu nhớt lâu đời trên thế giới đến từ nước Anh.
Đặc điểm nổi bật:
- Khả năng làm sạch được đánh giá rất cao
- Khả năng tự tách nước tốt
- Có gốc dầu khoáng cao cấp, thêm nhiều phụ gia nên cho hiệu quả cao
- Giá bán hơi cao so với mặt bằng chung
Dầu nhớt ô tô Total
Dầu nhớt ô tô Total là một thương hiệu dầu của Pháp ra mắt từ năm 1990. Các sản phẩm nhượng quyền bởi ExxonMobil.
Đặc điểm nổi bật:
- Chất lượng ổn định, khả năng làm việc tốt ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt
- Giá bán khá bình dân
Dầu nhớt ô tô Mobil
Dầu nhớt ô tô Mobil là một thương hiệu của tập đoàn ExxonMobil đến từ Hoa Kỳ.
Đặc điểm nổi bật:
- Hoạt động tốt cả trong điều kiện làm việc khắc nghiệt
- Ít tạp chất hơn đa số các loại dầu thông thường khác
- Giá bán cao do nhập khẩu
Dầu nhớt ô tô Valvoline
Dầu nhớt ô tô Valvoline là thường hiệu của tập đoàn Ashland đến từ Mỹ, ra đời vào năm 1866.
Đặc điểm nổi bật:
- Chủ yếu sản xuất các loại dầu đa cấp
- Hiệu quả làm việc cao
- Giá bán cao do nhập khẩu
Dầu nhớt ô tô Pennzoil
Dầu nhớt ô tô Pennzoil là một thương hiệu dầu đến từ nước Mỹ.
Đặc điểm nổi bật:
- Làm việc tốt ngay cả ở điều kiện nhiệt độ thấp và cao
- Chưa phổ biến ở Việt Nam
- Giá bán cao do nhập khẩu
Giá thay dầu xe ô tô
Giá thay dầu xe ô tô sẽ tuỳ vào loại dầu, thương hiệu dầu. Bảng giá dầu xe ô tô tham khảo:
- Giá dầu nhớt Motul ô tô: 000 – 1.930.000 VND/bình (nhiều loại bình từ 2L – 5L)
- Giá dầu nhớt Castrol ô tô: 450.000 –000 VND/bình 4L
- Giá dầu nhớt Shell ô tô: 000 – 1.100.000 VND/bình 4L
- Giá dầu nhớt Total ô tô: 000 – 750.000 VND/bình 4L
- Giá dầu nhớt Mobil ô tô: 1.000.000 –600.000 VND/bình 4L
- Giá dầu nhớt Valvoline ô tô: 000.000 – 1.600.000 VND/bình 4L
Cách thay nhớt xe ô tô
Chuẩn bị
Các dụng cụ cần chuẩn bị để thay nhớt ô tô: kích (con đội), cờ lê, dụng cụ tháo lọc nhớt (nếu cần thay luôn lọc nhớt), thùng đựng nhớt khi xả nhớt cũ, phễu châm nhớt, khăn lau, găng tay…
Chỉ tiến hành thay nhớt khi động cơ nguội hoàn toàn. Đậu xe trên địa hình bằng phẳng.
Các bước thay nhớt xe
Sau đây là các bước thay nhớt và thay lọc nhớt ô tô:
Bước 1: Đặt thùng đựng nhớt phía dưới. Mở bu lông xả hết nhớt cũ. Sau khi xả hết nhớt cũ, vặn lại bu lông.
Bước 2: (bỏ qua nếu không thay lọc nhớt) Dùng dụng cụ tháo lọc nhớt chuyên dụng để tháo lọc nhớt. Đổ hết nhớt cũ trong lọc nhớt ra ngoài.
Bước 3: (bỏ qua nếu không thay lọc nhớt) Mở lọc nhớt mới, đổ đầy nhớt mới vào cốc lọc nhớt, tra thêm một lớp mỏng quanh miệng cốc. Lắp cốc nhớt mới vào xe. Sau khi dùng tay vặn, dùng dụng cụ chuyên dụng siết chặt lần nữa.
Bước 4: Mở nắp bình đựng nhớt ở khoang máy, châm nhớt mới đến mức Full.
Bước 5: Khởi động máy, chạy xe 1 vòng. Sau đó tắt máy đợi khoảng 3 – 5 phút. Kiểm tra lại bình đựng nhớt. Nếu thấy mực nhớt xuống dưới mức Full thì châm cho đầy đến mức Full.
Văn Toàn