Nguyên nhân xe ô tô bị hut ga và cách khắc phục

Nguyên nhân xe ô tô bị hut ga và cách khắc phục

Khi thấy xe ô tô bị hụt ga cần kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sớm bởi kéo dài dễ dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm khi lái xe.

Nguyên nhân xe ô tô bị hụt ga


Nhiên liệu cấp vào buồng đốt không đủ

Một trong các nguyên nhân xe ô tô bị hụt ga thường gặp nhất là nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt không đủ, dẫn đến quá trình đánh lửa động cơ sẽ gặp vấn đề. Có nhiều nguyên nhân khiến nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt không đủ, trong đó phổ biến bắt nguồn từ:

Ống dẫn nhiên liệu: Đường ống sẽ giúp đưa nhiên liệu từ bình chứa qua lọc, qua kim phun và vào buồng đốt. Nếu hệ thống đường ống bị trục trặc như rò rỉ sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng nhiên liệu đi vào buồng đốt.

Bơm nhiên liệu: Khi bơm xăng (xe máy xăng) hoặc bơm cao áp (xe máy dầu) bị trục trặc như bơm yếu sẽ khiến lượng nhiên liệu bơm vào buồng đốt không đủ, động cơ đánh lửa không đạt hiệu quả cao làm xe hụt ga.

Lọc nhiên liệu: Lọc nhiên liệu giúp loại bỏ tạp chất trước khi nhiên liệu bơm qua kim phun đi vào buồng đốt. Do đó, lọc xăng (xe máy xăng) hay lọc dầu (xe máy dầu) làm việc thời gian dài sẽ bị đóng cặn bẩn nên cần được vệ sinh cũng như thay mới định kỳ. Nếu không dễ tắc nghẽn khiến nhiên liệu bơm vào buồng đốt không đủ, bơm sớm hoặc trễ làm giảm hiệu quả quá trình đốt cháy, dẫn đến các tình trạng như xe hụt hơi, xe ra khói đen

Xem thêm:

  • Nguyên nhân đèn Check Engine báo sáng
  • Cách xử lý xe bị lỗi vòng tua máy tăng cao
  • Cách chỉnh garanti xe ô tô
Lọc xăng bị tắc có thể khiến xe hụt hơi
Lọc xăng bị tắc có thể khiến xe hụt hơi

Kim phun: Kim phun dễ bị bám bẩn sau một thời gian hoạt động. Nếu không được vệ sinh định kỳ, kim phun có thể bị nghẽn, tắc khiến lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt không đảm bảo. Đây là một trong các nguyên nhân xe đi bị hụt ga, xe chết máy giữa đường

Không khí cấp vào buồng đốt không đủ

Để quá trình cháy diễn ra cần hội tụ đủ 3 điều kiện về nhiên liệu, không khí và tia lửa. Vì thế, không chỉ nhiên liệu mà không khí cung cấp vào buồng đốt không đủ cũng có thể làm giảm hiệu quả đốt cháy, khiến xe ô tô bị hụt ga.

Trước khi không khí đưa vào buồng đốt sẽ phải đi qua lọc gió. Lọc gió giúp lọc sạch bụi bẩn và tạp chất để có được nguồn không khí sạch đi vào động cơ. Hoạt động lâu ngày lọc gió dễ bị bám bẩn. Nếu không được vệ sinh và thay thế định kỳ, lọc gió dễ bị tắc, nghẹt làm ảnh hưởng đến lượng không khí đi vào buồng đốt, dẫn đến tình trạng xe ô tô đang chạy bị hụt ga, xe bị hụt ga đầu…

Xem thêm:

  • Nguyên nhân xe ô tô bị hao nhớt động cơ
  • Cách xử lý khi xe bị chảy dầu dưới gầm
  • Xe ô tô bị nóng máy phải làm sao?
Lọc gió ô tô bị bẩn cũng là một trong các nguyên nhân xe ô tô bị hụt ga
Lọc gió ô tô bị bẩn cũng là một trong các nguyên nhân xe ô tô bị hụt ga

Khí thải không thoát được ra ngoài

Xe ô tô hụt ga còn có thể do khí thải không thoát được ra ngoài theo đường ống xả. Nguyên nhân thường do bộ xúc tác bị quá nhiệt, nóng chảy bên trong khiến khả năng lưu thông của khí xả bị giảm. Khi khí thải không thoát được ra ngoài sẽ dội ngược vào trong làm giảm hiệu quả quá trình đốt cháy. Ngoài ra, ống xả bị biến dạng như bị móp méo do va đập cũng ảnh hưởng đến quá trính thoát ra của khí thải.

Hệ thống cảm biến bị trục trặc

Hệ thống cảm biến đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ECU tính toán xác định được mức nhiên liệu, không khí cung cấp vào buồng đốt cũng như thời điểm đánh lửa bugi. Nếu hệ thống cảm biến bị trục trặc, thông tin truyền về không chính xác sẽ khiến ECU tính toán sai lệch, từ đó khiến hiệu quả đốt cháy không cao, dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị hụt ga.

Một số cảm biến khi bị trục trặc sẽ dễ khiến xe bị hụt ga như:

Cảm biến trục cam: Vai trò của cảm biến trục cảm là truyền thông tin về tốc độ trục cam cho ECU động cơ. Nhờ vậy, ECU sẽ điều chỉnh quá trình đốt nhiên liệu sao cho phù hợp. Do đó nếu cảm biến trục cam có vấn đề thì quá trình đốt nhiên liệu cũng bị ảnh hưởng do thông tin truyền về bị sai lệch.

Cảm biến lưu lượng khí nạp: Vai trò của cảm biến lưu lượng không khí là đo lượng khí đi vào, sau đó truyền thông tin về ECU. Từ dữ liệu này ECU sẽ tính toán điều chỉnh lượng hoà khí sao cho chuẩn và điều chỉnh góc đánh lửa bugi sao cho hợp lý nhất. Do đó khi cảm biến này gặp trục trặc, quá trình đốt cháy xảy ra vấn đề, hậu quả là xe dễ bị tình trạng hụt ga.

Cảm biến lưu lượng khí nạp bị trục trặc có thể khiến xe ô tô bị hụt ga
Cảm biến lưu lượng khí nạp bị trục trặc có thể khiến xe ô tô bị hụt ga

Cảm biến Oxygen: Vai trò của cảm biến Oxygen là đo nồng độ oxy có trong khí thải và truyền thông tin về ECU. Từ đây, ECU sẽ biết nhiên liệu có được đốt cháy triệt để hay không để điều chỉnh lại lượng nhiên liệu phun phù hợp. Nếu cảm biến Oxygen bị trục trặc, thông tin truyền về có thể bị sai lệch. Đây là một trong các nguyên nhân xe ô tô bị hụt ga, xe đề khó nổ, xe bị giật khi lên ga

Dây curoa cam bị hỏng

Dây curoa cam đóng vai trò rất quan trọng trong việc liên kết các bánh đà của trục cam và trục khuỷu giúp chúng hoạt động ăn khớp với nhau. Khi dây curoa cam bị mòn, trượt sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình đánh lửa động cơ. Bởi dây curoa mòn, trượt có thể khiến một xi lanh động cơ nào đó đóng hoặc mở sớm hơn, dẫn đến tình trạng bị bỏ đánh lửa. Điều này gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho động cơ, khiến xe bị rung giật, xe bị hụt ga…

Dây curoa cam bị mòn, trượt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động động cơ, có thể khiến xe đi bị hụt ga
Dây curoa cam bị mòn, trượt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động động cơ, có thể khiến xe đi bị hụt ga

Cách khắc phục xe bị hụt ga


Theo kinh nghiệm, nếu xe bị một trong các lỗi trên hầu hết nên vệ sinh hoặc thay mới bộ phận bị lỗi. Khi thấy dấu hiệu xe ô tô bị hụt ga, chủ xe nên sớm kiểm tra và xử lý, bởi càng để lâu tình trạng lỗi sẽ càng nghiêm trọng hơn, không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ mà còn dễ dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm khi lái xe, nhất là vượt xe hay leo dốc do xe không đủ lực để tăng tốc đúng ý.

An Nguyễn

0dc38cda0f2efd70a43f

Tin tức Suzuki Chính Hãng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Messenger
Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo