Mua xe ô tô mới, cần kiểm tra gì trước khi nhận xe?

Mua xe ô tô mới, cần kiểm tra gì trước khi nhận xe?

Rất nhiều người mua thường chủ quan, kiểm tra qua loa khi nhận xe ô tô từ hãng. Đây là một trong những sai lầm phổ biến dễ dẫn đến nhiều rắc rối về sau.

Rất nhiều người nghĩ rằng vì mua bán ô tô mới nên xe sẽ không gặp vấn đề trục trặc gì như mua xe cũ và nếu có thì cũng sẽ được bảo hành. Do tâm lý chủ quan này mà người mua xe mới thường ít kiểm tra kỹ càng khi nhận xe, dẫn đến nhiều rắc rối phát sinh ngoài ý muốn. Vì thế, để mọi việc diễn ra thuận lợi, tránh gặp vấn đề về sau, khi nhận xe mới bạn nhất định phải kiểm tra thật kỹ những phần sau đây:

Kiểm tra ô tô mới mua trước khi nhận

Về nguyên tắc khi nhận xe, nhân viên sẽ đưa bạn một danh sách các bộ phần chính cần kiểm tra của xe, bạn cứ theo đó kiểm tra. Nhưng dù là xe mới, không ai đảm bảo cho bạn không có một vài sai sót nhỏ. Để kiểm tra xe mới bạn thực hiện các bước sau đây:

Bạn cần kiểm tra kỹ tổng thể xe trước lái xe ra khỏi gara
Bạn cần kiểm tra kỹ tổng thể xe trước lái xe ra khỏi gara

Bước 1: Kiểm tra ngoại thất

Nước sơn

Kiểm tra tổng thể bên ngoài xem có trầy xước gì hay không. Vì bất kể xe nào, trước khi đến tay bạn cũng đều được vận chuyển lên xuống xe tải (hoặc tàu hỏa) nhiều lần để chuyển đến showroom, do đó có khả năng bị trầy sơn. Vỏ ngoài của xe mới được phủ một lớp sơn 2K khá dày để bảo vệ. 2K là loại sơn hai thành phần (tức là phải pha trộn từ hai thành phần trở lên mới tạo ra dung dịch sơn). Hai thành phần ở đây là bóng và cứng. Do vậy, những vết xước nhẹ chưa chạm đến sơn thì bạn cũng không nên lo lắng quá. Những vết xước này hoàn toàn có thể đánh bóng được như ban đầu, không lo bị mòn. Về mặt kỹ thuật, nếu làm đúng phương pháp có thể đánh bóng hàng chục lần mà chưa làm mòn đến lớp sơn bên trong.

Kiểm tra kỹ nước sơn xe
Kiểm tra kỹ nước sơn xe

Với một số xe màu tối như màu đen, màu đỏ, màu mận chín, khả năng phát hiện vết xước nhanh hơn. Thông thường những vết trầy xước ô tô khá nhỏ và mờ. Bạn nên để ý tập trung quan sát nước sơn ở cản xe, cả cản trước và cản sau. Vì đây là vị trí dễ bị xước hay xây sát hơn cả. Khi phát hiện vết xước nhẹ, bạn có thể yêu cầu đại lý bán hàng khắc phục ngay. Một số người mua không để ý kĩ, chỉ đến khi về nhà mới biết xe mình bị trầy và được sơn “tút” lại. Nhưng do kĩ thuật sơn không thể bằng chính hãng nên có màu sơn lạ. Lúc này không có cách nào khác bạn phải trả thêm tiền để khắc phục.

Hệ thống cửa kính

Bạn nên chú ý kiểm tra kỹ kính lái, kính hậu, kính cửa. Hãy chắc chắn rằng hệ thống kính không xuất hiện bất kỳ vết xước nào. Bởi sau khi chính thức nhận xe, nếu phát hiện kính bị trầy xước hay thậm chí là vết nứt kính ô tô, xe bạn cũng sẽ không được bảo hành. Do đó nên quan sát, xem xét thật kỹ.

Kiểm tra hệ thống cửa kính
Kiểm tra hệ thống cửa kính

Bước 2: Kiểm tra nội thất

Quan sát để ý bên trong xe, tập trung quan sát các các chi tiết nhựa ngay chỗ bước lên xuống, quan sát taplo xem có bị xước hay không? Kiểm tra các lẫy, các nắp đậy đảm bảo không có dấu hiệu gẫy, nứt vỡ. Bằng mắt quan sát ghế da có bị nhăn hay nhàu không. Bởi vì có trường hợp mua phải xe tồn hoặc xe trưng bày lâu thì ghế da sẽ có hiện tượng này. Tiếp tục quan sát các ốp trang trí mạ chrome hoặc giả gỗ, mạ bạc xem có vết xước không. Cuối cùng bạn ngồi lên ghế rồi ngả ghế để thử cơ cấu gập ghế.

Kiểm tra nội thất xe
Kiểm tra nội thất xe

Nếu bạn mua thêm tùy chọn bổ sung (option) nên để ý xem có đúng chủng loại mình đăng ký không? Khi có thắc mắc bạn nên hỏi trực tiếp ngay nhân viên bán hàng. Thông thường các option nhiều người hay mua thêm là dán kính, thảm sàn, túi cứu hộ… Kinh nghiệm thực tế cho thấy nên mua thêm thảm lót sàn ô tô để hỗ trợ giữ vệ sinh cho xe. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều nên xe hay bị bẩn và có mùi hôi. Bạn cũng nên mua thêm một bộ cảnh báo áp suất lốp ô tô để nắm rõ được tình trạng lốp xe, đảm bảo an toàn khi vận hành.

Sau khi kiểm tra các chi tiết, bạn thử nổ máy để kiểm tra máy lạnh, đèn, âm thanh, các cửa kính chỉnh điện (nếu có) và hệ thống rửa kính. Đồng thời kiểm tra cả các chế độ kết nối điện thoại, AUX, Ipod, USB được trang bị trên xe. Quan sát đồng hồ xem có hiện đèn cảnh báo ô tô nào không. Bạn có thể xem trong hướng dẫn sử dụng để hiểu các biểu tượng trên mặt taplo xe ô tô

Nên thử nổ máy để kiểm tra máy lạnh, đèn, âm thanh...
Nên thử nổ máy để kiểm tra máy lạnh, đèn, âm thanh…

Đối với xe có cửa sổ trời thì tốt nhất bạn nhờ nhân viên hướng dẫn sử dụng luôn. Nếu bạn quên đóng cửa sổ trời thì nguy cơ toàn bộ xe của bạn sẽ được tắm mưa là rất có thể. Khi đã nổ máy, bạn cũng nên nhờ nhân viên bán xe giới thiệu một lượt các chức năng của xe. Điều này tiết kiệm cho bạn khá nhiều thời gian và công sức so với tự mình tìm hiểu. Đặc biệt trong trường hợp bạn vô tình sử dụng xe ở chế độ tốn xăng hơn so với bình thường.

Bước 3: Kiểm tra khoang máy và một số bộ phận quan trọng

Tiếp đến là kiểm tra khoang máy, hãy mở nắp capo kiểm tra sơ qua khoang máy xe. Nhìn chung, khi mua mới bạn không phải quá lo lắng về động cơ xe. Bạn có thể hỏi thêm nhân viên về vị trí của que thăm dầu động cơ, vị trí đổ nước làm mát, đổ dầu phanh… Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tự bảo dưỡng xe về sau. Bạn có thể yêu cầu nhân viên chỉ chỗ lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa. Các vị trí này có thể được vệ sinh mỗi lần bạn đi rửa xe. Một vị trí quan trọng nữa đó là vị trí đổ nước rửa kính. Bạn nên nhờ nhân viên chỉ luôn ngay khi nhận xe.

Kiểm tra khoang máy
Kiểm tra khoang máy

Bạn cũng có thể hỏi thêm vị trí hộp cầu chì và hốc hút gió. Đối với hốc hút gió, nên ghi nhớ độ cao so với mặt đất để khi đi vào vùng ngập nước xe không bị chết máy. Xe bị thủy kích sẽ tốn rất nhiều tiền để khắc phục và dù khắc phục tốt đến đâu cũng kém rất xa so với ban đầu. Đặc biệt hay bị hỏng vặt, do đó nên ghi nhớ chi tiết này. Cuối cùng, đừng quên kiểm tra các phụ kiện đi cùng xe như bánh sơ cua, bộ đồ nghề, con đội, các phụ kiện khuyến mãi khác. Các phụ kiện này phải thoả mãn yêu cầu về hình thức mới và không có vết va đập.

Xem thêm: Mua xe ô tô cũ

Kiểm tra giấy tờ

Giấy tờ liên quan đến xe

Nếu bạn là người tự đăng ký xe mới thì khi nhận xe phải có đủ: hóa đơn VAT, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, bản phô tô hóa đơn nối của nhà máy sản xuất cấp cho hãng xe, bản cà số khung và số máy. Nếu bạn nhờ hãng đăng ký hộ, giấy tờ lúc này bao gồm: giấy hẹn lấy cà vẹt, giấy hẹn sổ kiểm định, biên lai phí đường bộ và bảo hiểm.

Kiểm tra cụ thể các giấy tờ liên quan
Kiểm tra cụ thể các giấy tờ liên quan

Sổ bảo hành

Bạn nên xem xét và đọc kĩ điều kiện bảo hành của hãng cũng như các cấp bảo dưỡng để tuân thủ. Vì có nhiều trường hợp hãng lấy lý do bạn không tuân theo quy định cấp bảo dưỡng, để từ chối bảo hành miễn phí cho bạn khi xe xảy ra vấn đề trục trặc.

Bảo hiểm xe

Hiện nay, có rất nhiều hãng bảo hiểm để bạn lựa chọn như: Liberty, Bảo việt, Dầu khí, Bưu điện, Quân đội, Cathay… Tùy từng hãng mà mức phí dao động từ 1.1 đến 1.7% giá trị xe cho một năm. Khi mua bảo hiểm, bạn nên để ý điều khoản xe bạn được bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm xe bị thủy kích (nếu bạn muốn yên tâm khi xe bị ngập nước, bạn sẽ không tốn nhiều tiền để khắc phụ); lựa chọn cơ sở sửa chữa; không khấu hao vật tư (đồ bị hư hỏng, tổn thất được bảo hiểm chi trả sẽ không bị tính khấu hao vì đã qua sử dụng); mức miễn thường bảo hiểm ô tô (hay có đối với bảo hiểm Liberty)…

Khi mua bảo hiểm, bạn nên để ý điều khoản xe bạn được bảo hiểm
Khi mua bảo hiểm, bạn nên để ý điều khoản xe bạn được bảo hiểm

Một số hãng bảo hiểm có chương trình ưu đãi khi khách hàng mua từ 2 đến 3 năm. Chẳng hạn, nếu bạn mua một năm thì phải trả 100% giá trị bảo hiểm. Nhưng nếu bạn mua hai năm thì phí bảo hiểm năm thứ 2 giảm 40% so với mức phí của năm đầu. Nếu bạn mua ba năm thì phí năm thứ 3 giảm 60% so với mức phí của năm đầu tiên. Bạn nên hỏi thêm nhân viên để chọn cách có lợi cho mình. Bạn nên mua loại bảo hiểm của hãng có liên kết với đại lý bạn mua xe. Vì sau này khi xe không may bị tổn thất thì thủ tục nhanh gọn hơn nhiều. Bên bảo hiểm sẽ giám định, đưa về xưởng làm. Sau đó bạn đến lấy xe và không phải thanh toán chi phí phát sinh nào nữa.

Kiểm tra chi tiết phương thức thanh toán

Nếu bạn trả bằng tiền mặt, đúng ngày hẹn bạn thanh toán hết tiền xe và nhận xe. Trường hợp nhờ hãng xe đi đăng ký, bạn phải tạm ứng chi phí đóng thuế, biển số, đăng kiểm, bảo hiểm, phí đường bộ, phí dịch vụ đăng ký hộ cho bên hãng xe… Tất cả các khoản phí này đều có hóa đơn chứng từ của các cơ quan liên quan ngoại trừ phí dịch vụ.

Nếu bạn trả bằng tiền mặt, đúng ngày hẹn bạn thanh toán hết tiền xe và nhận xe
Nếu bạn trả bằng tiền mặt, đúng ngày hẹn bạn thanh toán hết tiền xe và nhận xe

Nếu bạn mua xe ô tô trả góp qua ngân hàng, bạn phải thanh toán hết phần đối ứng và chi phí đăng ký xe. Sau khi đăng ký xong, bạn lên chi nhánh ngân hàng ký giấy nhận nợ (lúc này ngân hàng sẽ giải ngân số tiền vay cho hãng), bạn nhận xe và giấy tờ. Lưu ý trường hợp này, ngân hàng sẽ giữ bản chính cà vẹt, bạn chỉ nhận bản photo sao y công chứng và đóng dấu ngân hàng. Và đây vẫn là giấy lưu hành hoàn toàn hợp pháp trên cả nước.

Thanh Thuận

0dc38cda0f2efd70a43f

Tin tức Suzuki Chính Hãng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Messenger
Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo