Vệ sinh nội thất ô tô, vệ sinh ghế da, ghế nỉ, trần xe… chọn dịch vụ chuyên nghiệp hay tự dọn bằng dung dịch vệ sinh sẽ hiệu quả, tiết kiệm hơn?
Có đến hàng nghìn vi khuẩn trên mỗi cm2 ở khu vực để chân, 100 loại vi khuẩn gây bệnh E.coli và vi khuẩn đường ruột trên ghế ngồi, 100 loại vi khuẩn và nấm trên mỗi cm2 ở dây an toàn… đây là kết quả kiểm tra của các nhà khoa học Anh khiến ai cũng “bàng hoàng”.
Ngoại thất xe ô tô mỗi ngày do thường xuyên tiếp xúc với đất cát, khói bụi ô nhiễm ngoài đường nên rất dễ bám bẩn. Tuy nhiên vết bẩn này dễ nhìn thấy được, cũng dễ xịt rửa vệ sinh. Cái đáng sợ nhất chính là những vết bẩn không nhìn thấy ở nội thất trong xe, nơi mỗi chúng ta tiếp xúc, cầm nắm, đụng chạm mỗi ngày.
Nội thất ô tô là một trong những nơi dễ trở thành “ổ bệnh” nhất, đôi khi còn bẩn hơn cả nhà vệ sinh nhưng lại ít được quan tâm đúng mực. Nguyên nhân bởi nội thất ô tô thường mang đến cảm giác “sạch sẽ ảo”. Những vết bẩn ít khi hiện hữu rõ ràng trên các bề mặt gây tâm lý chủ quan. Việc vệ sinh nội thất oto cũng khá khó làm người ta dễ “lười” do không gian xe hẹp, đòi hỏi cần có một số dụng cụ, dung dịch chuyên dụng.
Đa phần mọi người thường nghĩ ngoại thất xe thường dễ bẩn hơn, nhưng thực tế nội thất xe cũng dễ bẩn và cái bẩn ấy còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chỉ riêng việc mang giày dép từ ngoài vào xe đã đem theo bao nhiêu đất cát. Mồ hôi cơ thể, ăn uống trên xe, khói bụi ô nhiễm lọt vào từ bên ngoài… cũng gây bẩn nội thất xe.
Xem thêm:
- Có nên phủ gầm xe ô tô?
- Giá sơn phủ ceramic bao nhiêu tiền?
- Phủ nano kính xe ô tô có tác dụng chống nước thật không?
Đặc biệt, nội thất ô tô sử dụng rất nhiều chất liệu có khả năng hút ẩm cao, dễ bám bẩn, dễ lưu mùi… như thảm sàn nỉ, ghế ngồi đệm mút, trần xe nỉ, dây an toàn, bọc vô lăng… Trong khi ô tô lúc dùng thì mở máy lạnh, lúc không dùng thì tắt máy lạnh, đóng kín cửa khiến độ ẩm trong xe tăng cao. Điều này dễ tạo môi trường lý tưởng để các vi khuẩn nấm mốc phát triển, gây mùi khó chịu, gây hại đến sức khoẻ người dùng.
Ô tô giống như một “ngôi nhà nhỏ” luôn cần được vệ sinh thường xuyên. Vệ sinh nội thất xe hơi định kỳ trước hết là giúp xe luôn sạch sẽ, bảo vệ sức khoẻ. Thứ hai là ngăn mùi, hạn chế việc xe có mùi khó chịu, hạn chế tình trạng say xe, ảnh hưởng đến trải nghiệm khi đi xe. Và cuối cùng là giữ gìn vẻ đẹp thẩm mỹ, tăng giá trị xe. Chắc chắn không ai muốn lái một chiếc xe vừa bẩn vừa hôi đi gặp khách hàng, đối tác hay bạn bè thân hữu.
Mục lục
Vệ sinh nội thất ô tô cần lưu ý vị trí nào?
Khi vệ sinh nội thất oto nên chú ý những vị trí “bẩn nhất” trong xe ô tô như:
Trần xe
Trần xe là nơi tưởng ít bẩn nhưng lại dễ bẩn nhất. Trần xe dễ bám bụi và bị ẩm do nước mưa… nhất là với loại trần vải nỉ nguyên bản theo xe. Ngoài ra, trần xe còn dễ lưu mùi. Đây chính là một trong những “ổ mùi” lớn nhất trong xe. Nếu người dùng xe có thói quen hút thuốc trong xe thì trần dễ ố vàng và bám mùi thuốc rất “dai”.
Ghế xe
Ghế xe là nơi có nhiều vi khuẩn và nấm mốc nhất. Bởi cấu tạo của ghế xe ngoài trừ lớp da/nỉ bọc bên ngoài thì bên trong chủ yếu là lớp đệm mút. Lớp mút này dễ hút ẩm, dễ bám bẩn, dễ có mùi… Trong khi ghế xe mỗi ngày phải chịu ảnh hưởng khói bụi từ bên ngoài, lại bị dễ bám chất bẩn, mồ hôi… từ người ngồi.
Sàn xe
Hứng chịu hầu hết bụi bẩn, lại bị giẫm đạp bởi giày dép nhiều bùn đất… khiến sàn xe trở thành nơi “siêu bẩn”. Trong khi sàn xe đa phần được bọc nỉ, nếu dùng thêm thảm lót sàn nỉ rất dễ bám bẩn, rất dễ bị ẩm, có mùi…
Xem thêm:
- Tấm che nắng cho xe hơi loại nào tốt?
- Có nên lắp vè che mưa ô tô?
- Gương cầu lồi 360 độ cho ô tô có tác dụng gì?
Vô lăng, bảng taplo, tappi
Vô lăng xe là một trong những nơi lý tưởng nhất để nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ, phát triển. Mỗi ngày, người lái xe tiếp xúc rất nhiều đồ dùng, vật dụng bằng tay rồi sau đó cầm nắm vô lăng thời gian dài dễ tiết ra mồ hôi tay. Tất cả những tác nhân này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Nếu có sử dụng thêm bọc vô lăng ô tô thì rất dễ bị ẩm, mốc nếu ít vệ sinh bọc vô lăng. Tương tự bảng điều khiển trên taplo, tappi cửa cũng là nơi dễ nhiễm bẩn.
Tay nắm cửa
Tay nắm cửa là bề mặt thường xuyên tiếp xúc tay của nhiều người nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn và lây nhiễm khuẩn rất cao. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn với những xe chuyên kinh doanh vận tải hành khách như taxi, Grab…
Hướng dẫn tự vệ sinh nội thất ô tô tại nhà
Để chuẩn bị cho việc vệ sinh nội thất ô tô, cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
- Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng
- Khăn vải lau coton khô và ướt
- Máy hút bụi
- Một chiếc bàn chải mềm
- Chổi lông nhỏ mềm
Khi tự dọn nội thất oto tại nhà, bạn có thể kết hợp sử dụng máy hút bụi và dùng dung dịch vệ sinh nội thất ô tô. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng dành cho nhiều loại bề mặt khác nhau. Các loại dung dịch này chứa thành phần chất tẩy cao giúp loại bỏ nhanh chóng các vết bẩn, mùi hôi… trong xe.
Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô là một loại hoá phẩm thường có thành phần là các hợp chất hoạt động bề mặt (Surfactant, Surface Active Agent) có khả năng tẩy rửa, đẩy sạch các loại chất bám dính trên bề mặt. Anionic là nhóm chất hoạt động bề mặt được sử dụng phổ biến nhất trong các loại dung dịch vệ sinh nội thất ô tô. Anionic có khả năng hoạt động bề mặt rất mạnh, tạo bọt, khả năng lấy dầu cao.
Tác dụng chính của dung dịch vệ sinh nội thất ô tô là:
- Làm sạch nhanh chóng chất bẩn, chất dính: Các chất hoạt động bề mặt trong dung dịch vệ sinh nội thất xe có khả năng tẩy rửa nhanh, sạch và triệt để mọi loại chất bẩn như dầu mỡ, bụi bẩn, đất cát, hoá mỹ phẩm… bám trên những bề mặt nhựa mờ, nhựa bóng, da, cao su, vinyl, vải, nỉ…
- Làm mới, tạo độ bóng, ngăn loã hoá các bề mặt: Bên cạnh khả năng làm sạch, một số dòng dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi còn có khả năng đóng vai trò như một dưỡng chất làm mới, tạo độ sáng bóng và ngăn loã hoá cho các bề mặt da, nhựa, cao su, vinyl, vải, nỉ…
- Khử mùi nội thất: Các loại dung dịch vệ sinh nội thất xe hiện nay thường có mùi nhẹ, tự nhiên, dễ chịu, có tác dụng hỗ trợ khử mùi hiệu quả.
Hiện nay có khá nhiều loại dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi. Trong đó được phân thành 2 nhóm chính là: nhóm chất lỏng và nhóm chai xịt dạng bọt. Cả 2 loại này đều có thể sử dụng trực tiếp trên bề mặt cần làm sạch. Chỉ cần dùng khăn lau qua là sạch ngay, rất tiện lợi. Bề mặt sau khi vệ sinh không bị nhờn dầu như xà phòng nên không cần dùng khăn ẩm để lau lại. Với các vết bẩn cứng đầu sau khi xịt có thể đợi tầm 15 – 20 phút rồi lau lại.
Để đạt được hiệu quả làm sạch cao, khi mua bình xịt vệ sinh nội thất ô tô, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng như ZADATO – Foam Cleaner. Dòng bình xịt vệ sinh nội thất ô tô này nhận được nhiều đánh giá tốt từ người dùng. Bình xịt có khả năng làm sạch sâu hiệu quả mọi loại bề mặt từ da, vải, nỉ đến nhựa, cao, kim loại… ZADATO – Foam Cleaner có dạng xịt tạo bọt không chỉ làm sạch chất bẩn còn giúp tạo độ bóng, khử mùi bằng mùi hương dễ chịu.
Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như 3M Leather & Vinyl Restorer (sử dụng cho bề mặt da và nhựa), Sonax Leather Care (sử dụng cho bề mặt da) cũng được nhiều người sử dụng.
Các bước tự vệ sinh nội thất xe ô tô:
Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ, chúng ta bắt tay vào việc vệ sinh nội thất thôi nào!
Bước 1: Hút bụi
Một trong những việc đầu tiên cần làm khi vệ sinh nội thất ô tô đó là hút bụi. Hút bụi giúp các bước vệ sinh, lau chùi dễ dàng và sạch sẽ hơn.
Việc hút bụi này nên bắt đầu từ cao xuống thấp, từ trên xuống dưới. Đầu tiên là hút từ trần xe sau đó hút từ taplo, vô lăng, các ốp cửa, ghế xe… sau cùng là sàn xe. Chú ý, khi hút bụi nên để ý đến các khe, kẽ vì đó là những nơi bụi bẩn dễ bay lọt vào.
Bước 2: Vệ sinh trần xe
Bước tiếp theo, sau khi đã tiến hành hút bụi xong sẽ là vệ sinh trần xe. Khu vực trần xe thường ít bẩn nên vệ sinh khá dễ dàng. Chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch vệ sinh lên trần xe, đợi tầm 5 phút rồi lau sạch bằng khăn. Vì khu vực trần xe cũng khá rộng, nếu cẩn thận có thể dùng thêm một chiếc khăn nữa để thay thế chiếc khăn kia khi đã bị bẩn.
Bước 3: Vệ sinh taplo, vô lăng, bệ cần số
Taplo, vô lăng, bệ cần số trung tâm… là những vị trí thường xuyên sử dụng, do đó dễ bị bẩn. Đây cũng là những vị trí có rất nhiều chi tiết nhỏ, vì vậy khi vệ sinh chúng đòi hỏi thật tỉ mỉ.
Ở bước này cần có chổi lông nhỏ mềm, khăn khô, dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Ở những nơi khe nhỏ không thể dùng khăn lau được, có thể dùng chổi lông mềm để vệ sinh chúng, sau đó dùng khăn lau lại xung quanh.
Bước 4: Vệ sinh ghế xe
Đầu tiên xịt dung dịch vệ sinh lên ghế, lần lượt dùng bàn chải lông mềm, chải sạch từ lưng ghế cho đến mặt ghế, phía trước và sau một cách nhẹ nhàng. Sau khi đã chải xong, dùng khăn sạch khô để lau lại. Nếu ghế được làm từ chất liệu bằng da, sau làm sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, có thể dùng khăn sạch lau với dung dịch làm bóng da để tạo độ bóng cho bề mặt da ghế.
Bước 5: Vệ sinh cánh cửa
Ốp cửa ô tô thường được làm bằng nhựa, do đó vệ sinh bộ phận này cũng khá dễ dàng. Chỉ cần dùng bàn chải cọ sạch với dung dịch làm sạch chuyên dụng và sau đó lau lại bằng khăn khô. Chú ý đừng quên các chi tiết nhỏ như khe cửa, bản lề, tay nắm cửa. Nếu cửa có bọc da nên sử dụng bàn chải mềm tương tự như ghế.
Bước 6: Vệ sinh sàn xe
Sàn xe và thảm trải sàn là nơi bẩn nhất trên xe. Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì mặc dù là khu vực dễ bị bẩn nhưng đây cũng là nơi dễ dàng để bạn vệ sinh. Với sàn xe, sau khi xịt dung dịch vệ sinh làm sạch, chỉ cần dùng bàn chải mềm và khăn lau lại là sàn xe sẽ trở nên sạch sẽ nhanh chóng.
Nên lựa chọn dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô chuyên nghiệp?
Theo xu hướng, những năm gần đây, các địa chỉ chuyên chăm sóc – vệ sinh ô tô chuyên nghiệp “nở rộ” phát triển mạnh ở nước ta. Điều này khiến không ít chủ xe phân vân nên tự vệ sinh nội thất ô tô tại nhà hay tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp?
Tự dọn nội thất ô tô tại nhà và việc sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp đều có những các lợi riêng.
Nếu tự dọn nội thất ô tô, cái lợi đầu tiên là tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn phải chấp nhận mình sẽ mất nhiều thời gian và công sức bởi tất cả đều tự làm. Và hiển nhiên bạn cũng tốn ít nhiều chi phí để mua dung dịch vệ sinh nội thất ô tô và các dụng cụ vệ sinh nội thất ô tô cần thiết.
Ở góc nhìn khách quan, tự vệ sinh nội thất oto tại nhà thường khó thể làm sạch sâu các bề mặt một cách triệt để. Nguyên nhân bởi sự thiếu am hiểu, thiếu kỹ năng chuyên nghiệp và thiếu các dụng cụ, máy móc hỗ trợ chuyên nghiệp (nếu đầu tư mua đầy đủ thì chi phí rất cao).
Nếu tìm đến các dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô chuyên nghiệp thì chi phí tuy có cao hơn. Nhưng đổi lại bạn không mất công sức thực hiện, nội thất ô tô được vệ sinh làm sạch hiệu quả bởi đội ngũ thực hiện chuyên nghiệp cùng việc hỗ trợ bởi đầy đủ dụng cụ, máy móc hiện đại.
Xem thêm:
- Dán film cách nhiệt ô tô có chống nóng thật không?
- Có nên làm chống ồn cho xe ô tô?
- Keo tự vá lốp không săm có tốt không?
Vậy nên tự vệ sinh nội thất ô tô tại nhà hay tìm đến dịch vụ chuyên nghiệp? Câu trả lời là cả 2. Để đảm bảo ô tô luôn sạch sẽ cần vệ sinh cách ngày, nếu bận hoặc ít dùng xe có thể vệ sinh 1 – 2 tuần/lần. Với việc vệ sinh thông thường này, chủ xe có thể hút bụi nội thất, xịt rửa thảm sàn, mua các loại nước vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng để lau sạch các bề mặt trong xe…
Tuy nhiên, song song đó để đảm bảo nội thất ô tô sạch sẽ, nhất là những vị trí nhạy cảm như bọc trần, bọc sàn, ghế xe, dàn lạnh… nên tìm đến các dịch vụ vệ sinh nội thất xe ô tô chuyên nghiệp định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Ưu điểm dịch vụ vệ sinh nội thất xe ô tô chuyên nghiệp
Chọn dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô, xe sẽ được vệ sinh bằng các dung dịch, máy móc chuyên dụng và theo quy trình chuyên nghiệp nhằm làm sạch sâu các bề mặt bên trong xe.
Mỗi trung tâm chăm sóc – làm đẹp ô tô có những quy trình vệ sinh nội thất xe riêng. Nhưng nhìn chung, quy trình vệ sinh nội thất ô tô chuyên nghiệp sẽ có những bước sau:
Bước 1. Hút bụi nội thất xe
Kỹ thuật viên sẽ sử dụng máy hút bụi sẽ giúp loại bỏ được phần bụi bám trên các bề mặt trong nội thất xe như trần xe, bảng taplo, tappi, ghế xe và sàn xe. Tuy nhiên hút bụi nội thất ô tô chỉ là cách làm sạch bụi, chưa giúp loại bỏ vết bẩn. Nên đây là bước vệ sinh đầu tiên trước khi bắt đầu các bước vệ sinh làm sạch chuyên sâu.
Bước 2. Dùng máy giặt phun hút chuyên dụng
Máy giặt phun hút chuyên dụng sử dụng công nghệ phun hút chân không. Máy giúp bơm phun ra dung dịch vệ sinh rồi hút ngược lại nhanh chóng, làm sạch, tẩy ố hiệu quả các bề mặt bằng vải, nỉ… Loại máy này có thể làm sạch triệt để bên trong lẫn ngoài các chất liệu dễ hút ẩm, bám bẩn trong nội thất ô tô như trần xe, ghế ngồi, lớp bọc sàn, thảm sàn, các vị trí bọc da/nỉ trong nội thất (bọc vách, bọc tappi cửa)…
Bước 3. Dùng máy vệ sinh ô tô bằng hơi nước nóng
Đây là một loại máy vệ sinh ô tô chuyên dụng thường được các trung tâm chăm sóc ô tô sử dụng. Máy vệ sinh hơi nước nóng sử dụng công nghệ gia nhiệt, tạo luồng hơi nước nhiệt độ cao lên đến hơn 100 độ C với áp lực cực mạnh. Hơi nước nhiệt độ cao nhờ có tính khử mạnh nên giúp làm sạch nhanh chóng các vết bẩn cứng đầu, vết dầu mỡ, hoá chất… đồng thời khử mùi ô tô rất hiệu quả.
Vệ sinh nội thất ô tô bằng máy hơi nước nóng vừa làm sạch sâu, loại bỏ triệt để các vi khuẩn, nấm mốc… vừa không ảnh hưởng đến tuổi thọ các bề mặt nội thất. Máy vệ sinh ô tô bằng hơi nước nóng phù hợp sử dụng để vệ sinh các vị trí vô lăng, bảng đồng hồ, bảng taplo, tappi cửa…
Bước 4. Dùng dung dịch vệ sinh nội thất ô tô
Sau khi các bước trên hoàn tất, tuỳ vào các bề mặt khác nhau mà kỹ thuật viên sẽ sử dụng những loại dung dịch vệ sinh chuyên nghiệp để vệ sinh các bề mặt một lần nữa nhằm đảm bảo làm sạch triệt để.
Bước 5. Dùng máy diệt khuẩn khử mùi, lọc không khí C Air Fog
Ngoài các bề mặt vật chất, không khí ô tô cũng là nguyên nhân gây bệnh do thiếu sự trong lành, thường xuyên có mùi khó chịu. Do đó bên cạnh vệ sinh các bề mặt trong xe ô tô sẽ được diệt khuẩn khử mùi, lọc không khí, giúp loại bỏ vi khuẩn, mang đến một không khí trong lành tươi mới cho xe.
Với gói vệ sinh nội thất ô tô cao cấp ngoài sẽ các bước trên đây sẽ có thêm một số hạng mục:
- Phủ chất bảo dưỡng cho các bề mặt
- Đánh bóng & phủ ceramic nội thất hoặc phủ nano
Bảng giá dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô
Giá vệ sinh nội thất ô tô sẽ tuỳ thuộc vào gói sản phẩm (các hạng mục đi kèm) và dòng xe. Nhìn chung mức giá vệ sinh nội thất xe hơi hiện dao động:
Loại xe | Giá vệ sinh nội thất ô tô (VND) |
Mini/sedan/hatchback | 1.000.000 – 1.200.000 |
SUV/crossover/MPV cỡ nhỏ | 1.200.000 – 1.500.000 |
SUV/crossover/MPV cỡ trung & lớn | 1.500.000 – 2.000.000 |
Hiện có nhiều nơi cung cấp dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô. Tuy nhiên để có được quy trình làm sạch chuyên sâu hiệu quả cần trang bị đầy đủ các máy móc, dụng cụ vệ sinh nội thất ô tô chuyên nghiệp. Không phải nơi nào cũng trang bị đầy đủ các loại máy móc, dụng cụ này. Do đó, khi chọn nơi vệ sinh nội thất ô tô nên ưu tiên chọn những cơ sở lớn, quy mô, đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra cũng nên hỏi kỹ giá, xem xét quy trình và các hạng mục sẽ thực hiện.
Một địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo đó là Vietnam Car Care. Đây là chuỗi hệ thống trung tâm chăm sóc chuyên nghiệp có mặt trên rất nhiều tỉnh thành. Vietnam Car Care cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc ô tô, trong đó nổi bật có dịch vụ vệ sinh – chăm sóc nội thất ô tô nhận được nhiều đánh giá tốt.
Ông bà ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để việc vệ sinh đơn giản hơn, ít mất thời gian và công sức hơn thì việc chú ý giữ gìn vệ sinh nội thất rất quan trọng. Để giữ gìn vệ sinh nội thất ô tô, người dùng xe nên chú ý:
Hạn chế ăn uống trong xe, nhất là những thức ăn nhiều dầu mỡ, nặng mùi, dễ rơi vãi. Sau khi ăn uống nên chú ý quét dọn, hút bụi ô tô ngay.
Thay thế chất liệu một số chi tiết trong nội thất dễ bị bám bẩn, bám mùi, ẩm thấp như trần xe nỉ, ghế nỉ, thảm sàn nỉ… bằng bọc trần da xe, bọc da ghế xe và dùng thảm lót sàn 6D… Bởi chất liệu da không chỉ sạch sẽ, khó bám bẩn, chống nước tốt mà còn mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho nội thất ô tô.
Khôi Nguyễn