Đánh giá có nên mua Chevrolet Captiva cũ không?

Đánh giá có nên mua Chevrolet Captiva cũ không?

Được chú ý bởi kiểu dáng mạnh mẽ và giá khá rẻ, nhưng để chọn được một chiếc Chevrolet Captiva cũ chất lượng, không phải là điều dễ.

Các đời Chevrolet Captiva cũ

Mục lục

Khi mua mẫu xe Chevrolet Captiva cũ, bạn cần chú ý 3 giai đoạn các đời xe đó là trước 2009, từ cuối 2009 đến cuối 2012 và từ cuối 2012 đến nay.

Trước 2009: Đây là giai đoạn xe Chevrolet Captiva được phần lớn người dùng đánh giá là có chất lượng tốt nhất và các tùy chọn đầy đủ nhất. Thậm chí, ở thời điểm năm 2007, Captiva với thiết kế thể thao đẹp mắt đã có giai đoạn “lật đổ” sự thống trị của “ông hoàng” Toyota Innova trong phân khúc xe 7 chỗ tại thị trường Việt Nam.

Xem thêm:

  • Đánh giá Chevrolet Captiva Revv
  • So sánh Trailblazer và Mu-X
  • So sánh Trailblazer và Everest

Mẫu xe Captiva 2009Mẫu xe Captiva 2009

Từ cuối 2009 – 2012: Trong thời gian này, Chevrolet mất dần sự ủng hộ của khách hàng bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên, các bản xe về Việt Nam thường bị giảm bớt các tùy chọn như: ghế chỉnh điện, hệ thống cân bằng điện tử ESP, cửa gió điều hòa phía sau, tay lái trợ lực dầu kết hợp điện… Cùng với đó, đơn vị phân phối Captiva thời bấy giờ là Deawoo Việt Nam cũng khá “nhập nhằng” trong nguồn gốc xuất xứ và các chính sách bảo hành nên khiến Captiva đánh mất thị phần.

Cuối 2012 đến nay: Trải qua giai đoạn khủng hoảng, hãng đã có những cải tiến mạnh về chất lượng xe, thống nhất đơn vị phân phối và nâng cấp các chính sách bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Những nỗ lực này mặc dù chưa khiến Chevrolet Captiva giành lại được thị trường, nhưng cũng dần khôi phục về doanh số bán hàng.

Do vậy, khi chọn mua xe Chevrolet Captica cũ, người mua nên cố gắng lựa những bản xe Chevrolet Captiva đời từ sau 2012 đến 2017 hoặc trước 2009. Nếu mua xe trong khoảng từ cuối 2009 cho tới cuối 2012 thì cần đặc biệt lưu ý đến việc kiểm tra nguồn gốc nhập khẩu và chất lượng của chiếc xe.

Kinh nghiệm mua Chevrolet Captiva cũ

Thông thường, khi chọn xe ô tô cũ, người mua cần kiểm tra tổng hòa mọi bộ phận trên xe như nội ngoại thất, máy móc, thân vỏ, khung gầm… Nhưng với xe Chevrolet Captiva cũ, có 2 bộ phận cần được đặc biệt kiểm tra chính là thân vỏ và máy móc. Bởi từ thân vỏ, bạn có thể xác định được mức độ nguyên vẹn của chiếc xe thông qua keo chỉ, các vít dập…

Còn với động cơ, bởi Chevrolet Captiva là chiếc xe có trọng lượng khá lớn mà công suất máy khá nhỏ, nên nếu mua xe cũ mà không chọn động cơ thật kỹ thì khi sử dụng, người dùng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu bởi máy chậm và ì.

Kiểm tra thân vỏ xe

Khi kiểm tra thân vỏ, người mua nên đặc biệt quan sát những vị trí mà các thợ gò hàn không thể khôi phục lại 100% nếu có xảy ra va chạm, chẳng hạn như miệng bình xăng hoặc các đường dập nổi trên thân xe. Nếu sờ thấy có cảm giác cộm tay hoặc ác đường dập không dứt khoát, không thẳng thì có nghĩa là khu vực đó đã từng xảy ra va chạm mạnh gây móp thân vỏ.

Đặc biệt, nếu kiểm tra thấy dấu vết bị hoen gỉ, xuống cấp trên thân vỏ thì không nên mua xe. Bởi những chiếc xe này thường không thể sử dụng lâu dài và giảm nghiêm trọng khả năng bảo đảm an toàn trong tình huống có va đập.

Nếu xe bị va chạm phần đuôi thì khu vực phía sau nắp bình xăng là nơi khó khôi phục nguyên trạng nhất và người mua có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thườngNếu xe bị va chạm phần đuôi thì khu vực phía sau nắp bình xăng là nơi khó khôi phục nguyên trạng nhất và người mua có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường

Riêng với thân vỏ của Chevrolet Captiva cũ, có một bộ phận cần phải kiểm tra thật kỹ, đó là phần đầu xe và cả giằng đầu xe nằm ở phía trong khoang máy. Bởi đầu xe được thiết kế theo phong cách thể thao, nên nếu có va chạm ảnh hưởng tận giằng đầu xe thì chi phí cho việc sửa chữa sẽ vô cùng đắt đỏ và xe bị xuống giá rất nhiều.

Ngoài ra, trên thân vỏ xe Chevrolet Captiva cũ có một bộ phận không cần phải quan tâm quá nhiều, đó là ba đờ sốc. Cả ở phía trước và phía sau xe, Ba đờ sốc đều làm bằng vật liệu nhựa nên nếu có xuất hiện các vết rạn nứt hoặc sứt mẻ thì hoàn toàn có thể thay mới với chi phí không đắt.

Xem thêm:

  • Danh sách đại lý xe ô tô trên toàn quốc
  • Bảng giá xe ô tô các hãng cập nhật mới nhất tại Việt Nam

Giằng đầu xe Captiva cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh mất nhiều tiền sửa trong tương laiGiằng đầu xe Captiva cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh mất nhiều tiền sửa trong tương lai

Kiểm tra máy xe

Thông thường, các mẫu xe Chevrolet Captiva 7 chỗ có trọng lượng khá nặng. Chẳng hạn, xe Captiva 2016 có trọng lượng không tải lên tới 1.823kg, trong khi đó xe Innova 2016 cũ trọng lượng không tải chỉ là 1.695kg. Chevrolet Captiva cũng chỉ trang bị động cơ có công suất tương đối thấp so với các mẫu xe 7 chỗ khác. Bởi vậy, khi đi mua xe Chevrolet Captiva cũ, bạn cần kiểm tra kỹ một số chi tiết như:

Các chi tiết nhựa trong khoang máy, trên nắp máy: động cơ xe khi vận hành thường phát ra nhiều nhiệt. Do vậy, các chi tiết bằng nhựa, đặc biệt là nắp máy có thể có những dấu hiệu rạn nứt hoặc giòn vỡ do quá nhiệt lâu ngày. Nếu các chi tiết bằng nhựa này bị xuống cấp nghiêm trọng thì có nghĩa là động cơ xe không còn tốt do đã sử dụng lâu.

Kiểm tra kỹ khoang máy của xe Captiva để xác định các chi tiết nứt vỡ do quá nhiệtKiểm tra kỹ khoang máy của xe Chevrolet Captiva để xác định các chi tiết nứt vỡ do quá nhiệt

Dầu máy: Dầu của xe cần phải trong, không có cặn bẩn nhiều và cũng không bị đen. Dầu quá đen chứng tỏ chủ xe không thường xuyên bảo dưỡng và có nhiều cặn nghĩa là hệ thống máy cũng không thực sự chất lượng.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm mua ô tô cũ, để đánh giá chính xác hoạt động của động cơ xe Chevrolet Captiva cũ, người mua nên tiến hành lái thử xe trên nhiều địa hình, trong đó có đường dốc và đường xóc nảy. Đồng thời, khi chạy ở vận tốc khá cao, bạn cũng nên mở điều hòa ở công suất tối đa. Nếu máy xe Chevrolet Captiva cũ quá ì và chậm, phát ra nhiều tiếng ồn thì bạn nên cân nhắc khi lựa chọn chiếc xe này bởi chi phí sửa chữa sẽ rất cao.

Hiền Hà

0dc38cda0f2efd70a43f

Tin tức Suzuki Chính Hãng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Messenger
Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo