Có nên làm chống ồn cho xe ô tô không? Làm tiêu âm – cách âm ô tô giá bao nhiêu? Khi làm cách âm chống ồn cần lưu ý điều gì?
Tiếng ồn ù tai, khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung… là tình trạng chung mà đa phần người đi xe ô tô phổ thông đều gặp phải. Cứ tưởng sắm một em “xế hộp” là sẽ thoát khỏi cái ồn ào nơi đường phố tấp nập nhưng chỉ người có ô tô mới hiểu “đi ô tô cũng mang nỗi khổ riêng của người đi ô tô”.
Không như các dòng ô tô hạng sang luôn được nhà sản xuất đầu tư gia cố chống ồn, những dòng xe phổ thông thường có khả năng cách âm rất kém. Đây vốn là nhược điểm chung mà người dùng buộc phải chấp nhận, “xe càng rẻ độ ồn càng to”.
Mục lục
Nguyên nhân xe bị ồn
Mục lục
Có rất nhiều nguyên nhân xe bị ồn. Các nguyên nhân gây tiếng ồn trong xe ô tô chủ yếu chia thành những nhóm sau:
- Tiếng ồn từ xe: tiếng động cơ, tiếng ống xả, tiếng kêu các chi tiết khớp nối lắp ráp thân xe, tiếng vọng trong cabin xe (thường gặp nếu bọc trần nilon), tiếng kêu từ các bộ phận khác đang gặp vấn đề (nếu có),…
- Tiếng ồn từ môi trường: âm thanh đường phố (hay tạp âm), tiếng gió, tiếng mưa…
- Tiếng ồn từ vấn đề đường sá: tiếng sỏi đá văng vào hốc bánh xe – gầm xe, tiếng lốp xe, mặt đường xấu…
Ô tô nguyên bản được cách âm ra sao?
Nhằm đáp ứng nhu cầu người mua xe cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường, các nhà sản xuất ô tô luôn tính toán để đưa ra mức giá bán hấp dẫn nhất. Dễ thấy giá ô tô ngày càng “bình dân” hơn, việc mua xe ô tô đã dễ dàng hơn trước. Hiện nay, chỉ với ngân sách mua xe 300 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu ngay một chiếc ô tô mới.
Tuy nhiên để có được mức giá hấp dẫn lại vẫn phải đảm bảo xe vận hành an toàn – bền bỉ, trang bị hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu… bắt buộc nhà sản xuất phải cắt giảm một vài yếu tố không quá quan trọng. Đây chính là lý do các xe dòng phổ thông không được chú trọng vấn đề cách âm. Bởi thực tế chi phí vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng dành cho ô tô cũng không hề thấp dù ở đầu vào.
Ở các dòng xe bình dân, nhà sản xuất sử dụng rất ít hoặc hầu như sử dụng rất ít vật liệu cách âm – tiêu âm cho xe. Với xe giá rẻ, cách âm chủ yếu đến từ việc “tận dụng đồ sẵn có”. Đầu tiên là sử dụng phủ sàn nỉ vừa rẻ lại vừa có thể tiêu âm.
Tiếp đến, nếu mở hết phủ sàn nỉ, người dùng sẽ thấy vỏ sàn kim loại được dập nhiều đường gân rãnh lồi lõm. Kiểu thiết kế này giúp giảm biên độ rung. Ngoài ra, một số xe còn có thêm những “miếng vá” kim loại. Đây là damping được dán gia cố thêm để chống rung và chống ồn cho sàn xe. Đa phần các miếng damping sẽ dán ở những vị trí rung nhiều khi động cơ xe hoạt động.
Còn ở các khung cửa, nhà sản xuất cũng gia cố thêm gioăng cao su để vừa hỗ trợ đóng/mở cửa thuận tiện, vừa tăng độ kín – cách âm. Tuy nhiên các gioăng này khá mỏng, dễ bị nứt, gãy…
Có thể thấy với những trang bị cơ bản như thế thì khó để “chống chọi” lại được với các tiếng ồn lớn từ môi trường bên ngoài cũng như ngay cả từ bên trong xe. Không chỉ cách âm kém, một số xe còn gặp vấn đề với việc tiêu âm kém, dễ thấy nhất là xe bị tiếng vọng, tiếng ù ù.
Tham khảo:
- Các loại sơn phủ gầm ô tô
- Nhược điểm của phủ ceramic
- Kinh nghiệm phủ nano cho kính ô tô
Có nên làm cách âm chống ồn cho xe ô tô?
Bởi vấn đề cách âm – tiêu âm không được quan tâm nhiều nên “khả năng cách âm kém”, “xe quá ồn”, “xe ù ù khó chịu”… luôn là vấn đề muôn thuở mà người dùng ô tô giá rẻ than phiền. Ô tô là một tài sản không nhỏ. Bỏ ra một số tiền lớn để sắm xe (thậm chí chịu cả gánh nặng trả góp) ai ai cũng muốn mình và gia đình có được trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, việc xe bị ồn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm.
Xe ô tô bị ồn là vấn đề nói lớn thì không quá lớn, nói nhỏ cũng không hẳn đúng. Tiếng ồn ô tô trước hết gây cảm giác khó chịu, ù tai… Nếu di chuyển đường dài tiếng ồn có thể khiến người ta mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung lái xe… Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây say xe.
Đã chi trả số tiền lớn để mua xe ô tô mà hàng ngày phải chịu cảnh tiếng ồn khó chịu mỗi khi xe lăn bánh thì quả là nỗi ám ảnh. Nhiều người chọn giải pháp mở nhạc, mở radio để “tiếng hát át tiếng bom” nhưng cũng không mấy hiệu quả, sự cộng hưởng âm thanh chỉ càng làm tình trạng thêm nặng nề.
Do đó, việc tìm đến các giải pháp tiêu âm – cách âm chống ồn ô tô là điều cần thiết. Sử dụng các giải pháp này, khả năng tiêu âm – cách âm của xe tốt hơn, mức độ ồn giảm đáng kể từ 3 đến 80%.
Hiện nay, có nhiều giải pháp cách âm – chống ồn xe ô tô như dùng thảm lót sàn 6D cách âm, phủ gầm ô tô, bọc trần ô tô, dùng gioăng cao su chống ồn… Nhưng theo giới chuyên môn và người dùng đánh giá, cách chống ồn xe hiệu quả nhất chính là sử dụng vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng dành cho ô tô.
Với giải pháp tiêu âm – cách âm ô tô này, người ta sẽ dùng vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng dán cố định lên các khu vực dễ bị nhiễm âm trên vỏ xe như: trần xe, cánh cửa xe, tappi cửa, sàn xe, hốc bánh xe, nắp capo… Tuỳ vào đặc tính từng vị trí trên xe sẽ sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều lớp vật liệu tiêu âm – cách âm oto phù hợp.
Vật liệu cách âm ô tô là loại vật liệu có khả năng làm giảm sự truyền thanh từ không gian bên ngoài vào không gian bên trong ô tô. Vật liệu cách âm sẽ giúp giảm cường độ âm thanh từ ngoài vào trong xe cũng như từ trong xe ra ngoài.
Vật liệu tiêu âm ô tô là loại vật liệu có khả năng giảm thiểu tiếng vọng, giảm thời gian dội âm trong không gian nội thất xe. Cụ thể hơn vật liệu tiêu âm sẽ khử đi các tiếng ù ù, tiếng vọng âm trong cabin, giúp âm thanh truyền đi trong trẻo và trung thực hơn.
Các loại vật liệu cách âm ô tô
Có nhiều loại vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng dành cho ô tô như:
- Bông sợi khoáng
- Cao su lưu hoá
- Nhựa tổng hợp
- Mút xốp (mút hột gà)
- Nhôm
Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, đặc biệt là mang lại hiệu quả tiêu âm – cách âm chống ồn xe hơi khác nhau. Các loại vật liệu này hiện được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn cách mua về để tự làm cách âm xe hơi của mình.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia trong nghề chia sẻ, bên cạnh các loại vật liệu dạng thuần kể trên, thị trường còn có nhiều sản phẩm vật liệu cách âm có thương hiệu. Với loại này, các nhà sản xuất thường không sử dụng 1 loại vật liệu mà nghiên cứu kết hợp ép chặt nhiều lớp vật liệu với nhau tạo thành tấm cách âm chuyên dụng có sẵn keo dán dành riêng cho xe ô tô. Ngoài tấm thể rắn, còn có loại dạng hỗn hợp dung dịch chứa thành phần nhựa tổng hợp để xịt trực tiếp lên tôn xe. Sử dụng các sản phẩm cách âm chuyên dụng này, hiệu quả chống ồn xe oto thường cao hơn.
Một số sản phẩm tiêu âm – cách âm chống ồn ô tô nổi tiếng:
Tấm cách âm chống ồn 3M Acoutic
Thương hiệu: 3M
Xuất xứ: Mỹ
Cấu tạo: 3 lớp (dày 3 mm)
- Lớp thứ nhất: Cao su kết dính bề mặt
- Lớp thứ hai: Nhôm cản âm
- Lớp thứ ba: Cao su xốp tiêu âm – chống ồn
Ưu điểm:
- Cách âm, cản âm – chống ồn nhiều vị trí trên xe
- Tiêu âm, giảm tiếng ù
- Chống cháy, chịu được nhiệt độ cao
- Không mùi
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Tấm cách âm chống ồn Gribz
Thương hiệu: Silent Coat
Xuất xứ: Nga
Cấu tạo: 3 lớp
- Lớp thứ nhất: Cao su gốc Butyl có keo kết dính BASF (Đức)
- Lớp thứ hai: Nhôm cản âm
Ưu điểm:
- Cản tạp âm, giảm ồn – cách âm
- Cách nhiệt
- Không mùi
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Tấm cách âm chống ồn STP (Standartplast)
Thương hiệu: Standartplast
Xuất xứ: Nga
Có 2 loại: Tuỳ theo từng vị trí trên xe mà dán 1 trong 2 loại hoặc dán chồng cả 2 loại
- STP Silver M1 (cách âm): 2 lớp bao gồm lớp cao su gốc Butyl có keo dính và lớp nhôm
- STP Splen 04 (tiêu âm): 1 lớp cao su có keo dính
Ưu điểm:
- Cách âm – chống ồn
- Tiêu âm
- Chịu nhiệt cao
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Tấm cách âm chống ồn Forch
Thương hiệu: Forch
Xuất xứ: Đức
Cấu tạo: 1 lớp (dày 2.68 mm)
- Lớp: Nhựa tổng hợp cấu trúc tổ ong
Ưu điểm:
- Cách âm – chống ồn
- Chịu nhiệt cao
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Tấm cách âm chống ồn SuperCar
Thương hiệu: SuperCar
Xuất xứ: Nga
Cấu tạo: 3 lớp (dày 3 mm)
- Lớp thứ nhất: Cao su có keo dính
- Lớp thứ hai: Mút tiêu âm
- Lớp thứ ba: Nhôm
Ưu điểm:
- Cáchdính – chống ồn
- Tiêu âm
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Tấm cách âm chống ồn Wurth
Thương hiệu: Wurth
Xuất xứ: Đức
Cấu tạo: 1 lớp
- Lớp: Hỗn hợp Bitumen polymer có keo dính
Ưu điểm:
- Chống ồn – giảm rung – tiêu âm
- Đàn hồi tối
- Chịu nhiệt cao
- Không mùi
- Chịu được nước, axit, kiềm nhẹ
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Tấm cách âm chống ồn Vaber
Thương hiệu: Vaber
Xuất xứ: Ý
Cấu tạo: 1 lớp
- Lớp: Hỗn hợp Bitumen có keo dính (cấu trúc tổ ong)
Ưu điểm:
- Thẩm âm tốt
- Cách âm – chống ồn
- Chịu nhiệt cao
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Tấm cách âm chống ồn Dynamat
Thương hiệu: Dynamat
Xuất xứ: Mỹ
Cấu tạo: 2 lớp
- Lớp thứ nhất: Hỗn hợp Bitumen có keo dính (cấu trúc tổ ong)
- Lớp thứ hai: Nhựa tổng hợp
Ưu điểm:
- Cách âm
- Tạo âm vòm tốt
- Chịu được nhiệt độ cao
- Không có mùi
- Có thể dán ở nhiều vị trí trên xe, dễ thi công
Xịt cách âm Noxudol
Thương hiệu: Noxudol
Xuất xứ: Thuỵ Điển
Cấu tạo: Dạng dung dịch có thành phần nhựa tổng hợp
Ưu điểm:
- Có thể phủ kín nhiều ngóc ngách nhỏ mà tấm dán khó thể dán được
- Không có mùi
- Thi công đơn giản
Nhược điểm
- Mức độ cách âm – tiêu âm không bằng vật liệu rắn như tấm cách âm, miếng dán cách âm nên chỉ sử dụng ở dạng hỗ trợ kết hợp nhiều loại vật liệu
Các vị trí thường làm cách âm chống ồn ô tô
Cách âm cho 4 cánh cửa
Hệ thống cửa xe ô tô là một trong những nơi quan trọng cần gia cố cách âm – tiêu âm nhất trong xe. Bởi phần nhiều tạp âm từ bên ngoài lọt vào cabin xe qua các cửa. Như đa phần hệ thống cửa ở các xe phổ thông đều không có vật liệu cách âm, cấu tạo chỉ đơn thuần gồm phần tôn vỏ xe và tappi nhựa. Điều này khiến tạp âm môi trường rất dễ lọt vào bên trong.
Để chống ồn cánh cửa xe ô tô cần dán cách âm cho 4 cánh cửa. Giải pháp phổ biến là gia cố cách âm chống ồn cho cả phần vỏ tôn cửa và phần tappi nhựa bên trong.
Với phần vỏ tôn cửa thường dùng miếng dán cách âm ô tô dán trực tiếp vào vỏ tôn. Miếng dán cách âm thường dùng loại có lớp nhôm để hỗ trợ cả phần cản âm và cách nhiệt cho cửa. Nhiều cơ sở độ cách âm ô tô thường dùng tấm cách âm 3M hay STP Silver M1 cho khu vực này.
Xem thêm:
- Film cách nhiệt oto loại nào tốt?
- Có nên đánh bóng ô tô?
- Quy trình sơn xe hơi “chuẩn” nhất sẽ gồm các bước gì?
Với phần tappi cửa thường dùng miếng dán tiêu âm (STP Splen 04 hay tấm bông 3M), bông sợi hoặc mút xốp cố định phía trong tappi để tiêu âm cũng như tăng cường cách âm.
Ngoài ra để hạn chế triệt để tạp âm từ ngoài lọt vào xe, người ta thường gia cố thêm cho các cánh cửa và cột B phần gioăng cao su chống ồn ô tô. Gioăng cao su có nhiều loại gồm gioăng B, D, P, Z, O… Với mép cửa, để chống ồm tốt nhiều nơi thường dùng gioăng chữ O luồn vào trong gioăng chữ P, D hoặc B để gia cố cho mép cửa và cộp chữ B.
Cách âm khoang máy
Tiếng động cơ là một trong các nguyên nhân gây ồn ô tô phiền phức nhất. Việc cách âm khoang máy ô tô cũng phức tạp nhất. Để chống ồn khoang máy cần dán cách âm ở vách ngăn giữa khoang máy và khoang hành khách, có 2 cách:
Dán cách âm từ trong khoang máy: Để dán cách âm cho vách ngăn từ bên trong khoang máy buộc phải tháo hết toàn bộ móc hệ thống máy trong khoang máy xe. Việc này rất phức tạp, chi phí tháo – lắp cao, lại tìm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống máy xe nếu xảy ra sai sót. Do đó rất ít nơi chọn cách này.
Dán cách âm trong cabin (khoang hành khách): Với cách này, người thi công sẽ tháo toàn bộ taplo để dán cách âm vách ngăn từ mặt bên trong khoang hành khách. Dù cách này phải thay ga điều hoà do tháo evaporator nhưng quá trình thi công nhanh hơn, không quá phức tạp, chi phí rẻ hơn. Đa phần người ta sẽ chọn cách này để chống ồn khoang máy ô tô.
Vật liệu sử dụng cách âm khoang máy thường ưu tiên vật liệu có lớp nhôm để vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Bởi khoang động cơ thường có nhiệt độ khá cao.
Bên cạnh dán miếng cách âm vách ngăn, người ta còn gia cố thêm một miếng cách âm nắp capo vừa cách âm, vừa cách nhiệt cho khoang máy.
Cách âm sàn xe
Sàn xe cũng là nơi dễ bị nhiễm tiếng ồn. Một trong các nguyên nhân xe oto bị ồn nhiều đó là tiếng vọng từ gầm xe qua phần sàn, lọt vào trong xe. Tiếng vọng từ gầm phần lớn là tiếng gió, tiếng sỏi đá văng đập vào gầm, tiếng lốp…
Công đoạn lót sàn cách âm ô tô cũng khá phức tạp. Trước hết cần phải tháo toàn bộ hệ thống ghế xe, mở luôn tấm nỉ phủ sàn xe. Sau đó dùng tấm dán cách âm ô tô dán lên toàn bộ phần tôn sàn xe. Khi thi công cách âm sàn – gầm xe hơi, với xe hatchback, crossver/SUV, người ta thường dán cách âm luôn cho cả sàn khoang hành lý và các vách hai bên.
Vật liệu cách âm chống ồn cho sàn xe thường là loại vật liệu chứa thành phần cao su/nhựa. Nếu thêm lớp nhôm sẽ càng tốt hơn khi có thể cản âm, cách nhiệt cho gầm. Một số dòng xe quá ồn, bị vọng âm, người ta sẽ dán chồng lên thêm một lớp đệm bông giúp tiêu âm.
Ngoài ra, về cách âm gầm xe hơi, có thêm một số giải pháp bổ trợ khá hiệu quả khác như sử dụng thảm lót sàn ô tô 6D. Loại thảm này có cấu tạo nhiều lớp (trong đó có vật liệu cách âm, tiêu âm), thiết kế phủ kín sàn nên giúp hỗ trợ chống ồn gầm khá tốt, giúp khử tiếng vọng, bật nhạc trong xe nghe hay hơn.
Bên cạnh đó sơn phủ gầm ô tô (hay phủ gầm cao su non) cũng giúp hỗ trợ cách âm gầm từ bên ngoài khá tốt. Sơn phủ gầm xe có tác dụng chống oxy hoá – ăn mòn, bảo vệ – tăng tuổi thọ gầm, phủ kín các khe hở khớp nối ngăn gió lọt vào… Đặc biệt trong các sản phẩm xịt phủ gầm ô tô thường có thành phần cao su tạo độ đàn hồi giúp hạn chế tiếng đá văng vào gầm.
Chống ồn hốc lốp
Hốc lốp (hay hốc bánh xe) là nơi bắt nguồn tiếng vọng khó chịu vào trong xe. Hốc lốp thường bị vọng âm từ tiếng lốp xe khi chạy trên mặt đường (thường khá nặng nếu chạy trên đường xấu, chạy qua vạch giảm tốc liên tục), tiếng gió, tiếng sỏi đá văng vào hốc lốp… Tiếng vọng này là nguyên nhân xe bị ồn, một số trường hợp còn gây ù tai.
Hiện có nhiều giải pháp chống ồn hốc lốp là xịt phủ cao su non, dán chống ồn, lắp tấm nhựa che hốc bánh xe… Trong đó dán chống ồn và lắp tấm nhựa che hốc bánh xe được đánh giá là chống ồn hiệu quả nhất.
Cách âm trần xe
Trần xe cũng là một bộ phận quan trọng khác cần gia cố song song cách âm và cách nhiệt. Tiếng mưa trên trần cũng là một nguyên nhân xe bị ồn. Tuy nhiên, đáng ngại hơn trần xe là nơi hấp thụ phần lớn nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời khiến nhiệt độ trong xe tăng cao, nhất là khi đậu xe lâu dưới trời nắng nóng.
Vì thế, cách âm trần xe thường sẽ là “một công đôi chuyện”, vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Với trần xe, cũng như sàn, người ta thường mở hết phần phủ nỉ, dán cách âm chống ồn cho trần.
Do cấu trúc trần xe sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiếng vọng âm trong cabin, nên người ta thường tăng cường thêm lớp đệm bông tiêu âm để giảm tiếng ù ù, tiếng vọng. Tuy nhiên, ngày nay sau khi cách âm trần xe, thay vì bọc lại lớp nỉ nhiều người chọn bọc trần xe 5D. Kiểu bọc trần mới này vừa có tác dụng tiêu âm, âm thanh trong xe ấm hơn, rõ hơn, lại vừa mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ và đẳng cấp khác biệt cho xe.
Cách âm ô tô giá bao nhiêu?
Vì là dịch vụ nên giá cách âm xe hơi hiện không có một mức cố định cụ thể. Giá cách âm chống ồn cho xe hơi thường phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
- Hạng mục thực hiện (làm cách âm mỗi gầm xe, cửa xe, sàn xe, trần xe… hay trọn gói)
- Vật liệu cách âm sử dụng
Theo khảo sát chung, giá cách âm ô tô trung bình ở mỗi hạng mục hiện tại là:
*Kéo bảng sang phải để xem đầy đủ thông tin
Giá cách âm xe | Xe 5 chỗ (VND) | Xe 7 chỗ (VND) |
Cách âm 4 cửa xe | 1 – 3,5 triệu | 1,2 – 4 triệu |
Cách âm vách ngăn khoang máy | 1 – 1,5 triệu | 1,2 – 1,7 triệu |
Cách âm sàn xe | 2 – 5,5 triệu | 2,5 – 6 triệu |
Cách âm trần xe | 0,6 – 2 triệu | 0,8 – 2,2 triệu |
Cách âm hốc bánh xe | 0,5 – 1 triệu | 0,6 – 1,1 triệu |
Giá cách âm xe hơi với loại xe 5 chỗ cũng có sự khác nhau. Giá cách âm xe 5 chỗ cỡ nhỏ hạng A như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo… sẽ rẻ hơn so với các xe 5 chỗ hạng B, C, D như Toyota Vios, Nissan Sunny, Hyundai Accent… Còn với dòng xe 5 chỗ gầm cao như Ford EcoSport, Mazda CX-5, Hyundai Tucson… giá cách âm thường cao hơn.
Về xe 7 chỗ, giá cách âm chống ồn cho các xe phổ biến như Toyota Innova, Toyota Fortuner, Hyundai SantaFe… tương đương nhau.
Kinh nghiệm chống ồn xe hơi
Có nên tự làm cách âm xe hơi tại nhà
Vì chi phí các gói thi công cách âm chống ồn xe ô tô (bao gồm tiền vật liệu và tiền thi công) khá cao nên nhiều người dùng xe chọn cách tự làm cách âm tại nhà. Hiện nay các vật liệu cách âm từ có thương hiệu đến không có thương hiệu được bày bán phổ biến. Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng mua được.
Tuy nhiên, việc tự làm cách âm xe tại nhà tưởng dễ nhưng không đơn giản. Cách âm không chỉ đơn thuần là dán các miếng cách âm vào xe. Quy trình gồm rất nhiều bước như phải tháo dỡ các bộ phận xe, vệ sinh sạch sẽ, dán cách âm, rồi sau đó lắp đặt trở lại. Để tháo dỡ và lắp đặt các bộ phận trong xe ô tô, người thực hiện phải có kiến thức và hiểu biết nhất định.
Nhưng đó chưa phải vấn đề đau đầu nhất. Để làm chống ồn cho xe ô tô hiệu quả, người thực hiện phải nắm rõ các nguyên lý về âm thanh. Trên xe sẽ có những nơi tiêu âm, những nơi phản âm, không thể tuỳ tiện dán cách âm. Nếu dán không đúng vật liệu, xe không chỉ không giảm ồn mà ngược lại còn ồn hơn, ù tai hơn. Do đó, nếu không nắm rõ các kiến thức này, tốt nhất chủ xe nên mang xe đến những cơ sở, trung tâm làm cách âm xe hơi chuyên nghiệp.
Nên ưu tiên vật liệu cách âm chuyên dụng, có thương hiệu
Chi phí làm cách âm cho xe ô tô cao một phần do vật liệu cách âm. Do đó, nhiều người muốn tiết kiệm đã chọn sử dụng các vật liệu cách âm giá rẻ, không rõ nguồn gốc. Một số cơ sở, trung tâm làm cách âm xe vì muốn hạ giá thành dịch vụ nhằm tăng cạnh tranh, thu hút khách hàng nên cũng sử dụng vật liệu dùng để thi công cách âm nhà ở như mút trứng gà, đệm bông…
Cùng là cách âm nhưng cách âm ô tô khác với cách âm nhà ở. Cấu trúc ô tô phức tạp hơn do chịu ảnh hưởng từ hệ thống vận hành nên trên xe sẽ có các điểm rung nhiều, điểm tiêu âm và phản âm. Vì thế, không thể tuỳ tiện dán vật liệu cách âm bừa bãi.
Mặt khác xe ô tô thường xuyên di chuyển ngoài trời, chịu tác động của môi trường, thời tiết như nắng, mưa… Đặc biệt với đặc tính khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều nên xe ô tô càng dễ bị ẩm thấp. Nếu sử dụng các loại vật liệu cách âm thông thường như mút, đệm bông… độ bền sẽ không cao. Mút, đệm bông… còn dễ bị ẩm, gây gỉ sét cho phần tôn xe, tiềm ẩn nguy hiểm nếu tiếp xúc với hệ thống điện trong xe.
Trong khi với các sản phẩm cách âm chuyên dụng cho ô tô có thương hiệu, nhà sản xuất đã tính toán đến những vấn đề trên nên độ bền của lớp cách âm sẽ cao hơn, cách âm – chống ồn hiệu quả hơn.
Nên nhờ sự tư vấn chuyên nghiệp, tránh phán đoán theo cảm tính
Một vấn đề chung rất thường gặp ở người dùng khi đưa xe đi làm chống ồn đó là tự phán đoán nguyên nhân gây tiếng ồn trong xe ô tô. Điều này dẫn đến tự quyết định làm cách âm chống ồn cho một bộ phận nào đó, trong khi đấy chưa hẳn là nguyên nhân gây tiếng ồn.
Anh Phan Q. Vinh (Quận 3 – TP.HCM) chia sẻ: “Lúc đầu mình cứ nghe tiếng ồn ở gầm rất khó chịu nên mình đưa xe đi làm cách âm gầm. Sau đó đỡ hơn nhưng không giảm ồn nhiều. Mình nghĩ là do hốc bánh xe nên làm tiếp cách âm cho 4 hốc bánh. Bây giờ đỡ tiếng ồn nhưng lại có tiếng vọng rất nhức tai”.
Xem thêm:
- Tấm che nắng ô tô bao nhiêu tiền là tốt?
- Lưu ý khi mua nẹp chống xước xe ô tô
- Kinh nghiệm lắp camera hành trình
Dù “chỉ chủ mới hiểu rõ xe” tuy nhiên việc không đủ kiến thức chuyên môn sẽ có thể khiến chủ xe phán đoán sai lầm. Vấn đề cách âm thực sự không đơn giản như các hạng mục độ hay nâng cấp xe thông thường khác. Chủ xe nên tìm tới sự tư vấn của các chuyên gia, thợ có kinh nghiệm lâu năm.
Cẩn trọng khi chọn nơi làm cách âm chống ồn
Đã có rất nhiều trường hợp đưa xe đi làm cách âm nhưng xe không chỉ không giảm ồn mà còn ồn hơn hoặc xuất hiện các tiếng ù, tiếng vọng rất khó chịu. Sau khi làm cách âm, hầu như ai ai cũng khá hài lòng. Nhưng tình trạng chung là sau một thời gian, nhiều người cảm thấy xe ồn hơn, xe xuất hiện tiếng ù tai… Khó chịu đến mức họ chọn cách lột bỏ lớp cách âm, đưa xe về trạng thái ban đầu.
Anh Huỳnh M. Hưng chia sẻ: “Mình đi con Yaris 2017 không quá ồn nhưng cũng muốn đi làm chống ồn để xe êm. Tìm trên mạng thấy 1 chỗ bên An Dương Vương giá rẻ nên mình ham quá làm liền cũng không hỏi gì nhiều. Làm xong thì bớt ồn chút đỉnh nhưng xe lại bị âm vọng ghê lắm, nhức óc luôn. Cuối cùng chịu không nỗi đành phải đi lột hết ra”.
Như đã đề cập ở trên nếu làm chống ồn cho xe không đúng cách, sau một thời gian xe thường bị tình trạng chung sau:
- Bị ù: Nếu sử dụng vật liệu cách âm kém chất lượng, dán vật liệu sai vị trí (phản âm và tiêu âm)… âm thanh sẽ bị biến dạng gây nên tình trạng ù tai khó chịu hơn cả tiếng ồn thông thường.
- Tiếng vọng: Khi sử dụng sai vật liệu cách âm hay tiêu âm sẽ khiến cấu trúc tạo vòm âm thanh trong xe bị sai lệch gây nên tiếng vọng âm.
Có thể thấy khi làm cách âm xe hơi, trình độ chuyên môn của người thi công rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự “thành – bại” sau khi làm cách âm. Do đó, người dùng nên tìm hiểu kỹ, ưu tiên chọn những cơ sở, trung tâm làm cách âm ô tô lâu năm, có uy tín nhất định.
Nên làm cách âm chống ồn ô tô ở đâu?
Theo chúng tôi tìm hiểu hiện có một số địa chỉ chuyên làm cách âm chống ồn cho xe ô tô uy tín ở TP.HCM được nhiều khách hàng đánh giá mang lại hiệu quả cao.
Những cơ sở, trung tâm này không chỉ dán cách âm mới mà còn chỉnh sửa, khắc phục lại các trường hợp dán cách âm nơi khác nhưng bị hỏng, bị ồn… Không chỉ có thợ giỏi, các địa chỉ trên còn sử dụng vật liệu cách âm thương hiệu nổi tiếng nhập trực tiếp nên giá thành rẻ hơn nhiều nơi khác.
Đăng Dương
Câu hỏi thường gặp về làm cách âm xe hơi
📌 Miếng dán cách âm ô tô có các loại nào?
Trả lời: Trên thị trường có nhiều loại miếng dán cách âm ô tô chuyên dụng. Trong đó được ưa chuộng nhất có thể kể đến miếng dán cách âm của các hãng như 3M, Gribz, STP, Forch, SuperCar, Wurth, Vaber, Dynamat…
📌 Dán cách âm ô tô có hiệu quả không?
Trả lời: Theo nhiều chủ xe từng dán cách âm ô tô chia sẻ, dán cách âm thực sự giúp xe giảm ồn đáng kể, nhất là tiếng ồn vọng từ gầm xe. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả này cần phải sử dụng vật liệu cách âm chất lượng, dán đúng kỹ thuật.
📌 Giá dán cách âm ô tô bao nhiêu?
Trả lời: Giá dán cách âm ô tô sẽ tuỳ vào vị trí dán, loại xe, loại vật liệu cách âm. Nếu dán cách âm full xe giá trung bình từ 5 – 20 triệu đồng.