Thường xuyên ngồi lái xe liên tục trong thời gian dài nên các bác tài dễ mắc phải một số căn bệnh đặc thù, còn gọi là bệnh nghề nghiệp tài xế.
Dựa trên các thống kê gần đây từ một chương trình được tổ chức bởi Bệnh viện ô tô có tên “Ngày hội chăm sóc bác tài”, các số liệu cho thấy như sau:
- Tỷ lệ các bác tài đang có vấn đề về họng là 25%. Nguyên nhân mắc bệnh là do hít phải mùi của xăng dầu, khói bụi,…
- Tỷ lệ các bác tài gặp vấn đề về gan: Bác tài lái xe khách là 24%; Bác tài lái xe tải là 17,5%. Nguyên nhân mắc bệnh do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng, ít vận động do thường xuyên phải ngồi trên xe.
- Tỷ lệ các bác tài gặp vấn đề về thận: Bác tài lái xe khách chiếm là 15%; Bác tài lái xe tải là 11,3%. Nguyên nhân mắc bệnh do uống không đủ nước do lo ngại phải đi tiểu khi đang đi trên đường.
Mục lục
Các bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp
Bên cạnh những bệnh trên, theo nhiều người trong nghề chia sẻ có một số bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp sau nhiều năm lái xe như:
Bệnh đau lưng
Nghề tài xế có đặc thù là phải ngồi lái xe trong thời gian dài. Khi ngồi lâu, cột sống thường chịu áp lực lớn vì phải gánh trọng lượng nửa trên của cơ thể. Bên cạnh đó, các bác tài cũng ít có cơ hội vận động nhiều nên dễ khiến máu lưu thông không được tốt, dẫn đến cơ co cứng. Đây chính là nguyên nhân khiến ngồi lái xe nhiều bị đau lưng, cũng như là nguyên nhân gây ra các bệnh hệ xương khớp nói chung.
Xem thêm:
- Những mẹo chống buồn ngủ khi lái xe
- Các cách khử mùi xe ô tô hiệu quả
- Kinh nghiệm chống say xe hiệu quả
Bệnh mỏi cổ, vai gáy
Mỏi cổ, vai gáy khi lái xe là một bệnh thường gặp ở các bác tài. Nguyên nhân chủ yếu do khi ngồi lái xe lâu, dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, tuần hoàn máu không được tốt, cơ căng cứng… Bệnh mỏi cổ, đau vai khi lái xe còn có thể do một số nguyên nhân khác như ngồi sai tư thế, tuổi tác, thoái hoá đốt sống cổ…
Bệnh đau dạ dày
Một bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp khác chính là đau dạ dày (hay đau bao tử). Nguyên nhân thường do thói quen ăn uống như ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa, ăn khuya, ăn nhiều thực phẩm chua/cay/nóng, uống nhiều rượu/bia, đồ ăn thức uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
Xem thêm:
- Tác dụng của tinh dầu ô tô là gì?
- Sử dụng nước hoa ô tô có an toàn cho sức khoẻ không?
- Máy khử mùi ô tô có khử mùi hiệu quả?
Bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao tài xế dễ bị trĩ. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu vì đặc thù của nghề lái xe là phải ngồi lâu một chỗ ở tư thế thăng bằng với sự tập trung cao nên dễ tạo áp lực lên ổ bụng, tăng áp lực ổ bụng, cản trở sự hồi lưu máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn. Ngoài ra nguyên nhân có thể còn do thường xuyên “nhịn” đi vệ sinh, chế độ ăn ít chất xơ, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ táo bón…
Bệnh béo phì
Béo phì cũng là một bệnh tài xế thường gặp. Nguyên nhân do ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động và thường xuyên ăn đồ ngọt, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn (nhiều phụ gia, chất bảo quản, chất béo)…
Bệnh mất ngủ
Tưởng lạ nhưng thật ra mất ngủ cũng là một bệnh nghề nghiệp của tài xế không phải hiếm gặp. Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu sự lịch lái xe không cố định dẫn đến rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày. Bên cạnh đó với các bác tài, nhất là bác tài lái xe đường dài sẽ ngủ nhiều nơi, nhiều chỗ khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra thường xuyên sử dụng cà phê, trà, thuốc lá… cũng dễ gây mất ngủ.
Bệnh về mắt
Thêm một bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp khác là bệnh về mắt. Nguyên nhân chủ yếu do tài xế phải thường xuyên tập trung cao độ. Ngoài ra không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng dễ khiến mắt bị suy yếu, mắt bị khô, gây tật viễn thị…
Cách phòng tránh các bệnh tài xế
Để giữ gìn sức khoẻ thật tốt, cũng như phòng tránh các bệnh nghề nghiệp của tài xế, các bác tài nên:
Ngồi đúng tư thế: Nên chỉnh ghế lái xe, chỉnh vô lăng xe sao cho có tư thế ngồi thoải mái và chuẩn xác nhất. Khi ngồi lái, toàn bộ người phải áp sát vào tựa lưng ghế. Đầu được nâng đỡ bởi tựa đầu. Nếu có thể nên mua thêm đệm lót ghế xe ô tô và gối tựa đầu ô tô để tạo thêm sự nâng đỡ, giảm áp lực cho các đốt sống.
Xem thêm:
- Cách chỉnh gương chiếu hậu ô tô cho tầm nhìn rộng nhất
- Kinh nghiệm xử lý kính lái bị mờ khi trời mưa
- Vị trí ngồi trên xe ô tô nào an toàn và nguy hiểm nhất?
Nghỉ giữa chặng đường: Theo các chuyên, người lái xe nên tạm dừng nghỉ sau mỗi 2 giờ chạy xe hoặc sau mỗi 200 km. Khi dừng nghỉ có thể tranh thủ đi vệ sinh, rửa mặt, ăn uống và thực hiện vài động tác thư giãn gân cốt đơn giản… Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm co cứng cơ, giảm thiểu mệt mỏi do ngồi lâu lái xe.
Tranh thủ vận động khi dừng đèn đỏ: Khi dừng đèn đỏ, nếu còn nhiều giây bác tài có thể tranh thủ thực hiện vài động tác đơn giản như xoay cổ, cử động toàn thân thay đổi tư thế, vươn vai, tập thể dục ngón tay, mát xa mắt… để tăng cường lưu thông máu, giảm co cứng cơ.
Chú ý chế độ ăn uống: Nên tập thói quen ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa (nhất là bữa sáng). Lưu ý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Hạn chế lạm dụng cà phê, trà, nước tăng lực, thuốc lá…
Tấn Hoàng