6 tuyệt chiêu “đánh bại” nhân viên bán xe ô tô trong “cuộc chiến” mặc cả giá

6 tuyệt chiêu “đánh bại” nhân viên bán xe ô tô trong “cuộc chiến” mặc cả giá

Thỉnh thoảng nhân viên bán ô tô “ủng hộ” tinh thần bạn bằng những câu động viên đầy tình cảm. Bạn đã rất gần chiếc xe bạn khao khát, nhưng hãy từ từ và thật cẩn trọng.

Bạn rất có thể rơi vào “bẫy” của những nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm. Những nhân viên bán hàng càng “già dặn” thì càng khéo léo, duyên và điêu luyện trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có các chiêu thức giúp bạn cảnh giác và luôn tỉnh táo trước họ.

Bạn rất có thể rơi vào “bẫy” của những nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm
Bạn rất có thể rơi vào “bẫy” của những nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm

1. Tìm kiếm thông tin, tham khảo giá cả từ trước

Có một mức giá mặt bằng chung cho các mẫu xe ô tô hiện nay trên thị trường. Để mua được xe với giá tốt nhất và không bị “ngợp” trước sự điêu luyện của nhân viên bán hàng, bạn có thể sử dụng thủ thuật sau. Đầu tiên hãy tham khảo giá bán chính thức công bố trên website của hãng. Nếu có thể tham khảo bảng giá ở nhiều website buôn bán ô tô uy tín khác. Bước thứ hai, đến đại lý đầu tiên, hãy hỏi giá và nếu có thể hãy thương lượng với giá cả với nhân viên bán hàng tại đại lý đó. Giả sử mức giá nhân viên tại đại lý đầu tiên đề xuất với bạn sau khi thương lượng là 920 triệu đồng cùng với các ưu đãi. Bạn nhớ lưu lại mức giá cùng các ưu đãi này.

Nên tìm kiếm thông tin, tham khảo giá cả từ trước
Nên tìm kiếm thông tin, tham khảo giá cả từ trước

Tiếp đến, đi đến đại lý thứ hai. Tại đây, bạn đề xuất mức giá thấp hơn đại lý thứ nhất, ví dụ có thể là 900 triệu đồng cùng những ưu đãi tương đương đại lý đầu. Nếu nhân viên bán hàng ở đại lý thứ hai đồng ý, bạn cũng đừng vội. Bạn nên đến tiếp một đại lý khác và đề xuất mức giá thấp hơn 880 triệu đồng. Cứ thế, quá trình này nên lặp lại đến khi nhân viên không thể giảm giá được nữa. Theo một thống kê gần đây, số lượng người dùng tham khảo giá xe ở nhiều đại lý xe đang tăng dần lên. Chiếm đến 65% trong tổng số những người mua xe ô tô mới. Khi nắm rõ và hiểu rõ được giá, bạn sẽ luôn trong tâm thế chủ động, không bị lúng túng trước những màn “chào giá” đầy thuyết phục của nhân viên bán xe tại các đại lý.

2. Nắm rõ về 3 loại mức giá và biết cách trả giá

Thông thường đối với dòng sản phẩm có giá trị cao như ô tô, nhân viên bán hàng thường sẽ có đến ba mức giá như sau:

  • Mức 1: Đây là mức giá sát nhất với sản phẩm, vừa đủ chi phí và lãi chút ít. Không đại lý nào muốn bán mức giá này, trừ khi họ cần thanh lý vì một lý do nào đó.
  • Mức 2: Mức này tốt cho đại lý vì có lãi tương đối. Nhưng nhân viên sẽ được ít hoa hồng.
  • Mức 3: Mức giá này đại lý khá được lợi. Nhân viên được hưởng hoa hồng cũng cao. Đây là mức giá rất có thể bạn “bị” chọn khi bạn cảm thấy mọi thứ quá thuận lợi và nhanh chóng với mình.
Hãy mạnh dạn trả giá
Hãy mạnh dạn trả giá

Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn cứ trả giá thấp hơn 10% giá niêm yết. Một quy luật chung là giá mua ô tô có khả năng thương lượng giảm được từ 5% đến 15% so với giá niêm yết. Một bí mật bạn cần biết đó là, giá niêm yết ở các đại lý thường khác rất xa so với mức giá thực của xe đã được đăng ký với Bộ tài chính. Và bạn sẽ không bao giờ biết được mức giá thực này, hoặc chỉ biết khi mọi thủ tục mua bán đã xong xuôi.

Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm mua ô tô mới rằng, người mua xe ô tô có thể giảm được giá nếu biết cách trả giá khéo léo. Các nhân viên bán hàng thường có những “chiêu nắn gân” người mua, dù họ rất muốn bán được hàng. Là người mua, cầm tiền trong tay, bạn nên chủ động hơn và tự tin rằng mình “thế thắng” hơn 60% trong cuộc chiến thương lượng. Hãy sử dụng sự khéo léo của mình để mua được chiếc xe yêu thích với mức giá vừa ý nhất.

Thông thường giá xe ô tô ở các cửa hàng đã bao gồm cả mức chiết khấu và hoa hồng. Do đó nếu bạn khéo léo, bạn hoàn toàn có thể “dụ” ngược lại nhân viên, để họ giảm bớt giá, tự cắt bớt chính phần hoa hồng của họ. Trong thực tế, bao giờ các đại lý cũng đặt ra cho nhân viên bán hàng của mình mức giá tối thiểu cho giá một chiếc xe. Vì thế, bạn cứ mặc cả thoải mái, nếu không ưng có thể chuyển sang đại lý khác. Dù thế nào đi nữa, nếu không giảm được vài chục triệu đồng trên giá niêm yết, việc giảm 5 đến 10 triệu đồng cũng hoàn toàn khả thi.

Xem thêm: Những thời điểm tuyệt đối không nên mua xe ô tô

3. Cảnh giác mất tiền vì các chiêu “vẽ” của nhân viên bán hàng

Trong quá trình mua xe sẽ có nhiều khoản phí phát sinh, chẳng hạn số tiền chênh lệch để được giao xe sớm, tiền dịch vụ đăng ký, đăng kiểm xe, tiền lắp thêm các tùy chọn… Tất cả các loại phí này sẽ được nhân viên bán hàng “vẽ” ra một cách cực kỳ hợp lý, khiến bạn rơi vào một “mê cung” không biết đường mà lần.

Luôn cảnh giác với những lời chào mời, “vẽ vời” của nhân viên bán hàng
Luôn cảnh giác với những lời chào mời, “vẽ vời” của nhân viên bán hàng

Chẳng hạn về các loại bảo hiểm xe ô tô. Hiện nay có rất nhiều hãng bảo hiểm (với mức phí dao động 1.1% đến 1.7% giá trị xe cho một năm bảo hiểm), nhiều loại bảo hiểm đi kèm khác nhau, khiến bạn không biết nên lựa chọn hãng nào. Nhiều trường hợp nhân viên bán hàng đồng thời là nhân viên bảo hiểm. Điều này sẽ khiến việc giới thiệu và tư vấn các bảo hiểm cho bạn kém khách quan hơn. Và dễ dẫn đến việc bạn nhầm mua phải bảo hiểm không thuận lợi cho việc sửa chữa rủi ro sau này. Tốt nhất, nên ưu tiên mua bảo hiểm của hãng có liên kết với đại lý nơi bạn mua xe. Điều này chắc chắn tiết kiệm thời gian và công sức, khi sau này có việc phải sử dụng đến bảo hiểm.

Xem thêm: tìm mua xe ô tô cũ

4. Vận dụng thủ thuật “dìm hàng”

Đây là một kỹ thuật đàm phán khác bạn có thể sử dụng trong việc thương lượng giá với nhân viên qua điện thoại.

  • Bước 1: Điện thoại đến cửa hàng, gặp nhân viên bán hàng, yêu cầu báo giá cho mẫu xe bạn định mua.
  • Bước 2: Trả giá và bớt ít nhất 10% giá niêm yết. Rồi yêu cầu nhân viên bán hàng trả lời, cho biết mức giá sớm nhất trong 24h theo số điện thoại bạn đã đăng ký.
Vận dụng thủ thuật “dìm hàng”
Vận dụng thủ thuật “dìm hàng”
  • Bước 3: Chưa đến 24h, bạn gọi lại cho nhân viên bán hàng và thông báo bạn đã chọn được mẫu xe đó ở đại lý khác có giá rẻ hơn vài triệu đến vài chục triệu. Lưu ý: nên chọn số tiền giảm phù hợp với mẫu xe, lý luận sao cho chân thật nhất.
  • Bước 4: Chờ đợi. Khả năng cao nhân viên bán hàng sẽ gọi lại cho bạn và thông báo, đại lý đã chấp nhận bán cho bạn ở mức giá như bạn đã thông báo ở cuộc gọi trước.
  • Bước 5: Bạn tiếp tục kéo dài thời gian thương lượng bằng vài cuộc điện thoại “mặc cả” nữa.

Với cách này, bạn có thể tiết kiệm được một số tiền kha khá khi mua xe. Cơ sở của thủ thuật này dựa trên việc xe ô tô được coi như một sản phẩm công nghệ trung hạn (độ dài 5 – 7 năm) và mức chuyển giá thương mại (nhượng giá, chiết khấu) thường là 17% đến 25% giá sản phẩm được niêm yết. Nên giá cả hoàn toàn có thể thương lượng lại.

5. Thử chiến thuật “nước chảy qua đập”

Có rất nhiều chiến thuật trong đàm phán, trong đó bạn có thể áp dụng một số chiên thuật để mua được ô tô với giá tốt nhất. Điển hình nhất là chiến thuật “nước chảy qua đập”. Khi nước chảy qua đập rồi thì sẽ khó thể chảy ngược lại. Điều này có nghĩa là gì?

Sau khi thương lượng hoàn tất, hãy thử một chiêu cuôi cùng. Đầu tiên hãy giả vờ chấp nhận mức giá mà nhân viên hàng đưa ra, thoả thuận tất cả các điều khoản bằng lời nói. Nhưng đừng ký hợp đồng, cũng khoan đặt tiền cọc, hãy nói rằng bạn cần về bàn lại lần cuối với vợ/chồng. Sáng hôm sau, bạn đến nói với nhân viên rằng vợ/chồng ở nhà “chê” mức giá cao quá, không đồng ý mua. Khi này, vì mọi thứ đã gần như chắc chắn, phút cuối lại thay đổi, nên hầu như đa phần nhân viên bán hàng sẽ cho bạn một mức giá tốt hơn để thuyết phục luôn cả vợ/chồng của bạn ở nhà.

Thử chiến thuật “nước chảy qua đập”
Thử chiến thuật “nước chảy qua đập”

6. Cẩn thận với tiền cọc

Để tránh mất những khoản tiền không đáng có, khi mua xe bạn không nên tin tưởng hoàn toàn vào lời hứa của nhân viên bán hàng. Trong nhiều trường hợp nhiều người mua xe bị nhận “quả đắng” khi nhân viên nói một đằng, làm một nẻo. Hầu hết nhân viên bán hàng đều yêu cầu đặt cọc dù lúc đó có xe hay không. Do đó, tốt hơn cả khi nhân viên hứa hẹn, bạn nên đề nghị nhân viên đưa vào hợp đồng mua bán xe ô tô, có ký kết đàng hoàng và có dấu và chữ kí của giám đốc.

Luôn cẩn trọng khi đặt cọc
Luôn cẩn trọng khi đặt cọc

Theo quy định trong luật Dân sự thì “Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền (cổ phiếu, vàng, bạc, đá quý…) hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Có thể ghi làm 01 điều trong hợp đồng chính hoặc bằng 01 văn bản thỏa thuận đặt cọc hoặc giao – nhận tài sản đặt cọc.

“Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự, thì phải trả tiền cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ tường hợp có thỏa thuận khác”. Rất nhiều trường hợp đã đặt cọc, nhưng sau đó vì những trục trặc, mua bán không thành công và người mua mất trắng khoản tiền đặt cọc do không thoả thuận rõ ràng bằng văn bản. Vì thế nên cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi đặt cọc.

Trên đây là một số tiết lộ về những thủ thuật để giúp người mua ô tô có thể thương lượng giá với nhân viên bán hàng.

Thanh Hùng

0dc38cda0f2efd70a43f

Tin tức Suzuki Chính Hãng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Messenger
Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo