Hiện có rất nhiều loại rèm che nắng, tấm che nắng cửa ô tô như: hút chân không, hút nam châm, rèm kéo, tự cuốn… Vậy loại nào tốt?
Nắng nóng luôn là “nỗi ám ảnh” không chỉ với người đi xe máy mà với cả người đi ô tô. Ngay cả khi các cửa kính xe đã được dán phim cách nhiệt thì nắng vẫn có thể chiếu xuyên qua gây cảm giác nóng rát khó chịu cho người ngồi bên trong.
Tác hại của nắng nóng chắc hẳn ai cũng biết. Ngồi dưới nắng nhiều, cơ thể dễ gặp tình trạng gây say nắng, đau đầu, mệt mỏi… Đặc biệt, nắng còn mang tia bức xạ rất có hại cho dạ, làm nám sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hoá của da.
Không chỉ thế, nắng nóng còn ảnh hưởng xấu đến cả nội thất ô tô. Bên trong xe có rất nhiều chi tiết làm từ nhựa và da như ghế da, taplo, tappi cửa… Các chi tiết này rất nhạy cảm với nắng nóng. Nếu thường xuyên phải hứng mình dưới nắng sẽ nhanh bị xuống cấp. Nhựa thì bạc màu, giòn gãy… Da thì nứt nẻ, bong tróc…
Để hạn chế nắng xuyên qua các cửa kính ô tô, người ta thường sử dụng những loại tấm che nắng, rèm che nắng cửa ô tô, kính sau ô tô… Đây được đánh giá là cách chống nắng ô tô hiệu quả, tiện dụng. Hiện có rất nhiều loại tấm chắn nắng, rèm che nắng cửa và kính sau ô tô. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.
Mục lục
Rèm vải che nắng ô tô
Khác với 2 loại tấm chắn nắng trên, rèm vải che nắng như đúng tên gọi có thiết kế cố định bên trên khung cửa hoặc cả trên và dưới. Khi sử dụng, người dùng chỉ cần kéo ngang. Rèm vải che nắng xe hơi hiện cũng có nhiều mẫu thiết kế riêng theo từng xe nên đạt độ che chắn hơn 97% cửa kính.
Rèm vải chống nắng ô tô có ưu điểm chắn nắng tốt bởi kín hơn so với các dạng lưới nhựa hay lưới vải. Chất vải dày vừa chống nóng tốt bên ngoài vừa đem lại cảm giác mát mẻ bên trong.
Đặc biệt rèm vải chắn nắng xe hơi được lắp cố định trên khung cửa nên khi hạ kính không cần phải tháo, vẫn có thể dùng được. Một số loại rèm vải cửa sổ xe cố định bên trên và dưới, không sợ gió bay, rất tiện lợi.
Ưu điểm chung:
- Chắn nắng, chống nóng thuộc hàng tốt nhất
- Cố định chắc chắn vào khung cửa xe
- Có mẫu thiết kế riêng theo từng mẫu xe, rất vừa khít, che chắn toàn bộ kính
- Có thể sử dụng khi hạ kính
Giá rèm vải che nắng cửa sổ ô tô: 300.000 – 600.000 VND/bộ 4 cửa hoặc có thêm kính hậu.
Tấm chắn nắng kính lái ô tô
Theo một nghiên cứu từ Mỹ, khi xe ô tô đậu dưới trời nắng nóng trong 60 phút, nhiệt độ ghế ngồi sẽ tăng đến 51 độ C, bảng điều khiển tăng “khủng khiếp” hơn với mức nhiệt đạt 69 độ C. Nhiệt độ này có thể gây hại da, thậm chí bỏng da, khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Bên cạnh đó, mức nhiệt này cũng có khả năng làm đồ nhựa bị tan chảy, hoá chất biến đổi, nghiêm trọng hơn là làm nổ bình cứu hoả trên xe.
Sở dĩ nhiệt độ cabin ô tô tăng đột biến khi đậu xe dưới trời nắng nắng là do các bộ phận hấp thụ nhiệt lượng và bức xạ. Trong đó, bộ phận hấp thụ nhiệt lớn nhất chính là kính lái (hay còn gọi kính chắn gió).
Kính lái xe ô tô làm bằng thuỷ tinh mà thuỷ tinh chính là vật liệu có khả năng hấp thụ nhiệt rất cao. Đó cũng là nguyên nhân vì sao người ta lại chọn thuỷ tinh làm vật liệu sản xuất các ống thu nhiệt cho máy nước nóng năng lượng mặt trời. Vì thế, so với phần nóc xe, kính lái vẫn là nơi hấp thụ nhiệt hơn cả.
Không chỉ vậy, kính lái còn là tấm kính có diện tích lớn nhất trong hệ thống kính xe ô tô. Đặc biệt, nếu các kính khác như kính cửa sổ xe có độ nghiêng rất ít, thì kính lái lại thiết kế có độ nghiêng rất lớn để hỗ trợ khí động học cho xe. Bề mặt phẳng cùng độ nghiêng lớn càng khiến kính lái hấp thụ nhiệt càng nhiều.
Tấm chắn nắng cho ô tô được thiết kế giúp che chắn toàn bộ bề mặt kính lái, giúp phản xạ, ngăn cản, tiêu giảm và loại bỏ phần lớn nhiệt lượng và bức xạ. Nói cách khác, việc che chắn kính lái có tác dụng ngăn quá trình hấp thụ nhiệt lượng và bức xạ của kính.
Trên thị trường, tuy mỗi sản phẩm tấm chắn nắng xe ô tô có cấu tạo và vật liệu hơi khác nhau. Tuy nhiên, đa phần vẫn có một điểm chung là dùng vật liệu cách nhiệt. Ví dụ như Tấm chắn nắng ô tô VATONA, loại tấm chắn nắng này có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp đầu tiên (lớp ngoài cùng) là sợi carbon tráng bạc bề mặt: Lớp này đảm nhận vai trò tạo màn chắn đầu tiên giúp phản xạ ánh nắng, ngăn quá trình hấp thụ nhiệt lượng và bức xạ.
- Lớp thứ hai (lớp ở giữa) là đệm bông đặc chế: Lớp này có tác dụng cách nhiệt, tản nhiệt, tiêu giảm nhiệt lượng và loại bỏ bức xạ.
- Lớp thứ ba (lớp trong cùng) là vải polyester: Lớp này giúp bảo vệ bề mặt kính lái, chống trầy xước dù bị ma sát cao.
Tấm chắn nắng xe hơi VATONA sử dụng công nghệ chống nóng từ Nhật Bản với cấu tạo 3 lớp giúp hình thành nhiều tầng bảo vệ, cho khả năng chống nắng nóng hiệu quả cao. Giúp tiêu giảm nhiệt lượng và bức xạ, từ đó duy trì nhiệt độ cabin ô tô ở mức thấp nhất có thể, góp phần bảo vệ các chi tiết trong nội thất, đồng thời mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng khi bước vào xe.
Như vậy, với thiết kế che chắn kính lái – bộ phận hấp thụ nhiệt lớn nhất, lại được sản xuất từ vật liệu chống nóng – cách nhiệt đặc chế, có thể kết luận tấm chắn nắng ô tô thực sự cho khả năng chống nắng nóng hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu từ Úc, sử dụng tấm chắn nắng chất lượng sẽ giúp loại bỏ 70% nhiệt lượng và bức xạ truyền vào nội thất xe, ngăn cản quá trình tăng nhiệt của nội thất.
Miếng che nắng oto dán hút chân không
Miếng che nắng ô tô dán hút chân không là một loại tấm che nắng xe rất quen thuộc, xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Hầu hết chúng ta đều từng sử dụng qua loại miếng dán chống nắng ô tô này.
Miếng che nắng dán hút chân không được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: vải, nhựa dẻo dạng lưới, xốp mạ bạc phản quang… Thường có kiểu dáng hình vuông, các góc bo tròn, sản xuất theo kích thước chung nên có thể lắp vừa ở đa phần các cửa kính xe.
Trên miếng che nắng có các nút hút chân không để dán cố định trên kính. Khi sử dụng chỉ cần áp lên mặt kính và ấn mạnh vào các nút hút là có thể dán được miếng che nắng lên kính.
Tuy nhiên, vì sản xuất theo kích thước chung nên miếng dán chống nắng xe hơi loại này không che kín hoàn toàn cửa sổ ô tô. Muốn che kín phải dùng nhiều miếng chắn chồng lên nhau khá bất tiện.
Mặt khác miếng dán hút chân không có tuổi thọ sử dụng không cao. Chỉ sau một thời gian ngắn miếng hút dễ bị mất dần độ bám. Dù có ấn thật mạnh thì chỉ được một lúc cũng bị rơi.
Xem thêm:
- Thảm lót sàn ô tô nào tốt?
- Các mẫu bọc vô lăng đẹp
Ưu điểm chung:
- Được bày bán phổ biến, đa dạng chủng loại, thương hiệu, màu sắc, chất liệu…
- Lắp nhanh, tháo nhanh, sử dụng linh động cao
Nhược điểm chung:
- Miếng dán hút chân không dễ bị rơi
- Sản xuất kích thước chung, không che kín kính xe ô tô
Giá miếng che nắng ô tô dán hút chân không: 100.000 – 300.000 VND/bộ tuỳ theo bộ 4 – 5 – 6 miếng.
Tấm che nắng cửa ô tô nam châm
Tấm che nắng ô tô nam châm được xem là một dòng cải tiến từ miếng che nắng hút chân không, khắc phục được những nhược điểm của loại miếng dán che nắng này.
Tấm che nắng nam châm ô tô thiết kế dạng lưới, được làm bằng nhựa dẻo hoặc vải, khung có tích hợp nam châm. Thay vì dán cố định bằng các nút hút chân không, rèm nắng nam châm có phần khung lõi nam châm giúp cố định chắc chắn hơn vào khung cửa kính xe. Do đó, tấm chắn nắng nam châm này không dễ bị rơi như loại hút chân không. Mặt khác vì hút vào khung cửa thay vì phần kính nên khi hạ kính vẫn có thể sử dụng được, không phải tháo.
Đặc biệt hiện nay dòng rèm hay tấm che nắng cửa xe ô tô nam châm có nhiều mẫu thiết kế riêng theo kích thước và kiểu dáng khung cửa kính của từng mẫu xe. Ví dụ như tấm che nắng nam châm Innova, Mazda 3, Honda City, Toyota Vios… Với các mẫu thiết kế riêng này, rèm che nắng nam châm che chắn gần như toàn bộ phần kính. Không bị tình trạng nắng lọt qua các khoảng hở như các loại tấm che nắng sản xuất kích thước chung.
Ưu điểm chung:
- Cố định bằng nam châm khá chắc chắn, không cần tháo khi hạ kính
- Có mẫu thiết kế riêng theo từng mẫu xe, vừa khít, che chắn toàn bộ kính
- Lắp nhanh, tháo nhanh
- Tính thẩm mỹ khá cao
Giá rèm – tấm che nắng nam châm ô tô: 250.000 – 400.000 VND/bộ 4 cửa hoặc có thêm kính hậu.
Rèm che nắng ô tô tự cuốn
Rèm che nắng ô tô tự cuốn có nhiều tên gọi như rèm kéo, rèm cuộn… Thiết kế loại này cũng tương tự rèm vải nhưng cố định bên trên hoặc bên dưới. Thanh cố định được thường dán vào kính hoặc có chốt lắp vào khung cửa. Khi dùng kéo ra, khi không dùng chỉ cần mở chốt, rèm tự cuốn vào.
Rèm cuộn chắn nắng cửa ô tô được làm bằng chất liệu nhựa dẻo dạng lưới. Bên cạnh các mẫu thiết kế kích thước chung cũng có các mẫu thiết kế riêng theo từng xe nhưng khá hiếm.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp ô tô
- Các loại camera hành trình ô tô bán chạy nhất hiện nay
Cấu tạo rèm tự cuốn che nắng ô tô khá đơn giản. Khi không dùng dẹp gọn hơn rèm vải. Do thiết kế dạng lưới nên loại rèm chắn nắng xe hơi này cho cảm giác khá thông thoáng, không bí như rèm vải. Người ngồi trong xe có thể quan sát được cảnh vật bên ngoài, có thể dùng ở cửa kính ghế trước.
Thiết kế rèm cuộn che nắng ô tô được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, mang nhiều nét sang trọng và cao cấp. Đây cũng là lý do vì sao nhiều mẫu xe ô tô tiệp cận hạng sang và hạng sang thường được nhà sản xuất trang bị sẵn loại rèm này.
Ưu điểm chung:
- Cố định chắc chắn
- Có mẫu thiết kế riêng theo từng mẫu xe, rất vừa khít, che chắn toàn bộ kính
- Thiết kế sang trọng, thẩm mỹ cao
- Có thể quan sát bên ngoài, cảm giác thông thoáng
Giá rèm cuộn che nắng ô tô: 250.000 – 600.000 VND/bộ 4 cửa hoặc có thêm kính hậu.
Rèm kéo chống nắng kính hông ô tô
Có thiết kế gần giống với với dòng rèm vải chắn nắng oto nhưng rèm kéo chắn nắng ô tô được làm bằng chất liệu nhựa, vải giấy hoặc nhựa tráng bạc phản quang chống nóng. Phần rèm được xếp hình cánh quạt giấy, có thể mở ra và gấp gọn.
Xem thêm:
- Có nên mua máy khử mùi ô tô không?
- Máy hút bụi ô tô và những điều cần biết trước khi mua
Ưu điểm chung:
- Cố định khá chắc chắn
- Có thể linh động tháo rời
Nhược điểm chung:
- Độ bền không cao
Giá rèm kéo chắn nắng kính hông ô tô: 250.000 – 350.000 VND/bộ 4 cửa hoặc có thêm kính hậu.
Hiện nay có rất nhiều giải pháp chống nắng nóng ô tô như dùng tấm che nắng, phủ gầm ô tô, dùng bạt phủ xe chống nóng, bọc trần xe 5D… Ngoài ra, dán cách âm ô tô cũng là một cách “tiện cả đôi đường” khi vừa có thể cách âm, vừa có thể cách nhiệt cho xe.
Các cách chống nắng nóng trên đều mang đến hiệu quả riêng. Nếu phủ gầm, bọc trần, cách âm xe hơi, giúp tăng cường cách nhiệt cho phần thân vỏ xe thì sử dụng tấm che nắng sẽ giúp cách nhiệt hệ thống cửa kính xe, nhất là kính lái. Mỗi loại rèm che nắng, tấm chắn nắng cửa xe, kính hông ô tô đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuỳ vào nhu cầu, sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp.
Minh Nguyễn
Câu hỏi thường gặp về rèm che nắng ô tô
📌 Rèm che nắng ô tô loại nào tốt?
Trả lời: Rèm vải che nắng và rèm kéo tự cuốn là hai loại rèm được nhiều người dùng đánh giá tốt hiện nay.
📌 Tấm che nắng kính lái có giúp giảm nóng xe nhiều không?
Trả lời: Tuy tấm che nắng chỉ che phủ kính lái nhưng thực sự có tác dụng giảm nóng xe hiệu quả. Bởi kính lái là nơi hấp thụ nhiều nhiệt và bức xạ mặt trời nhất khi xe đậu dưới trời nắng. Bên cạnh giảm nóng, tấm che nắng kính lái còn giúp bảo vệ các chi tiết ở khoang lái như taplo, vô lăng, ghế… tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
📌 Giá rèm che nắng xe ô tô bao nhiêu?
Trả lời: Rèm che nắng xe ô tô có giá từ 150.000 – 800.000 đồng/bộ 4 cửa tuỳ theo loại.